Cơ thể mẹ bầu có những hiện tượng này chứng tỏ thai nhi phát triển tốt

Trong thai kỳ, cơ thể thay đổi kèm theo nhiều vấn đề bất thường khiến mẹ bầu khó chịu. Tuy nhiên, những hiện tượng dưới đây sẽ chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt, chị em không nên lo lắng.

Núi đôi chuyển màu hơi sẫm hơn và có cảm giác sưng đau

Sau khi có thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu xảy ra nhiều thay đổi lớn. Hai bầu ngực cũng sẽ có hiện tượng “phát dục” lần nữa.

Trước khi có em bé, núi đôi ở trạng thái khá mềm mại, hồng hào nhưng bước vào giai đoạn mang thai, màu sắc ở bộ phận này có xu hướng sẫm màu hơn, ngực của mẹ cũng có hiện tượng sưng đau, thậm chí có người còn tiết ra sữa.

Thai nhi phát triển vượt trội sẽ khiến núi đôi của mẹ sưng đau - Ảnh minh họa: Internet

Thai nhi phát triển vượt trội sẽ khiến núi đôi của mẹ sưng đau - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù có thể sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu nhưng đây lại là một trong những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh.

Trong trường hợp nếu hai bầu vú sưng đau nhiều, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hằng ngày mẹ có thể tăng cường massage nhẹ nhàng, chú ý vệ sinh sạch sẽ và mặc áo ngực rộng hơn để tạo cảm giác thoải mái.

Thể trọng tăng, cơ thể có xu hướng béo lên

Đây là một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ bầu khổ sở vì mất hẳn “vóc dáng” khi mang bầu. Các chuyên gia trên Sohu khuyến cáo, thực tế vấn đề này là khó tránh khỏi. Thể trọng của mẹ tăng cũng là tín hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.

Mẹ bầu tăng cân cũng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Theo số liệu thống kê, có ít nhất trên 90% bà bầu đều sẽ tăng cân trong thai kỳ. Chỉ cần cân nặng tăng trưởng hợp lý và sức khỏe của mẹ vẫn bình thường thì chuyện béo lên khi có em bé không đáng ngại.

Do trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ cần phải tích lũy mỡ để chuẩn bị tốt cho quá trình cho con bú sau này. Tuy nhiên, nếu thể trọng của mẹ tăng quá nhiều, vẫn phải chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để tránh béo phì, sinh ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Phản ứng nôn nghén đầu thai kỳ

Nôn nghén thường là phản ứng xảy ra ở đầu thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Ở những tháng mang thai đầu tiên, mẹ bầu thường có phản ứng buồn nôn. Lúc này, mẹ nên cố gắng ăn uống hợp lý để không bị thiếu dinh dưỡng. Mức độ nôn nghén ở mỗi người khác nhau, có thể do thể chất của mẹ, cũng có thể do tình trạng phát triển của thai nhi.

Thông thường thai nhi phát dục tốt thì phản ứng nôn nghén ở mẹ sẽ ở mức độ vừa phải, không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, để xác định thai nhi có khỏe mạnh tuyệt đối hay không, mẹ không nên bỏ qua các lần kiểm tra, xét nghiệm và siêu âm.

Lượng cơm mẹ bầu ăn trong giữa thai kỳ sẽ tăng lên

Khi phản ứng nôn do ốm nghén dần mất đi, mẹ bầu sẽ ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, giai đoạn giữa thai kỳ thì cả cơ thể mẹ lẫn bé đều có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, kích thích khẩu phần ăn uống của mẹ bầu tăng theo.

Lượng cơm của mẹ bầu có xu hướng tăng lên ở giữa thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân này cũng sẽ khiến thể trọng mẹ dễ tăng, nhiều người muốn “giữ dáng” mà kiêng ăn thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, chỉ cần đảm bảo sức khỏe và cân nặng không vượt quá mức thì mẹ cứ ăn uống đầy đủ chất để tạo điều kiện tốt nhất cho em bé trong bụng.

Cuối thai kỳ, mẹ bầu ăn uống ít đi

Càng gần đến ngày sinh, mẹ bầu thường có cảm giác ăn không ngon miệng như trước nên tìm mọi cách để “ép” bản thân ăn vì sợ không đủ dinh dưỡng cho em bé.

Thực tế, mẹ bầu chỉ cần ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để cung cấp cho mẹ và con, không nhất thiết phải ăn với số lượng nhiều.

Mẹ có chế độ ăn uống khoa học thì mới giúp thai nhi khỏe mạnh, không nên có quan niệm nhầm lẫn giữa chất và lượng. Nếu mẹ cố gắng ăn uống quá nhiều nhưng thức ăn lại không hợp lý và đủ chất thì vẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mẹ bầu có triệu chứng đau ở xương chậu, vùng mông và lưng

Thai nhi phát triển lớn dần khiến mẹ bầu dễ đau lưng, mông và xương chậu - Ảnh minh họa: Internet

Đến gần cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhức ở mông, thậm chí ngồi cũng thấy đau. Đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại và cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.

Nguyên nhân là do thể trọng thai nhi không ngừng tăng nên gây áp lực lên cột sống và nửa dưới cơ thể mẹ, gây cảm giác tê đau.

Với những cơn đau ở mông, lưng hay xương chậu, mẹ chỉ cần chú ý tránh khom lưng và ngồi quá lâu. Bình thường có thể vận động vừa phải để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Nguồn:

http://www.sohu.com/a/288138717_100254898?_f=index_chan26news_2

http://www.sohu.com/a/257479712_100168064

Hoài Ngọc (Theo Sohu)

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/co-the-me-bau-co-nhung-hien-tuong-nay-chung-to-thai-nhi-phat-trien-tot-c5a309386.html