Cơ sở nào để chứng minh bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Lê Như Ý (ynhule8221@gmail.com) hỏi: Làm sao để người lao động chứng minh được việc bị doanh nghiệp xúc phạm danh dự, nhân phẩm trước tòa?.

- Hệ thống Luật Thịnh Trítrả lời: Điều 34 Bộ Luật Dân sự quy định về "Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín" như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình; việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác; thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ; trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng; cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu doanh nghiệp có các hành vi nêu trên, người lao động có đủ cơ sở để khởi kiện ra tòa.

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/co-so-nao-de-chung-minh-bi-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-20200318204744672.htm