Cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng khi xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Liên quan đến những vụ việc về xâm hại tình dục trẻ em gần đây, theo nhận định của luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng đang lúng túng, khó khăn trong việc điều tra.

Khó khăn khi điều tra xâm hại tình dục

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, quê Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng; nguyên Phó viện trưởng Viện KSND TP.Đà Nẵng) ôm, hôn bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9 (đường Nguyễn Khoái, P.1, Q.4, TP.HCM) vào ngày 2.4, hiện tại cơ quan công an vẫn đang tiến hành điều tra.

Sau nửa tháng, đơn vị điều tra vẫn chưa thể trả lời báo chí về việc này. Ai dựng lên vở kịch camera mờ, chứng cứ yếu, trong khi có những sự việc dâm ô chứng cứ yếu hơn kẻ phạm tội vẫn sa lưới pháp luật. Phải chăng việc điều tra xâm hại tình dục rất khó khăn?

Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối khi thu thập chứng cứ trong vụ án xâm hại tình dục trẻ em có nhiều khó khăn, bất cập: “Đối với các tội danh như dâm ô không để lại hậu quả, chủ yếu dựa vào lời khai của các đối tượng, lời khai người làm chứng. Nhiều khi có sự mâu thuẫn lẫn nhau, không biết đâu là sự thật khách quan. Bên cạnh đó sự ái ngại, xấu hổ, ngại khai báo sự việc của bị hại nên nhiều khi họ không khai báo hết, giấu giếm, thậm chí không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng thế nên rất khó để điều tra, xác minh. Quan trọng hơn, biện pháp nghiệp vụ điều tra chưa phù hợp với các nạn nhân là cháu bé, khi buộc phải cho nạn nhân ngồi ở cơ quan điều tra hàng giờ, các cháu bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài nhiều lần, khiến nạn nhân cũng hoảng sợ, rối loạn”.

Hình ảnh ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy từ camera an ninh.

Hình ảnh ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy từ camera an ninh.

Khi khởi tố một vụ án, cơ quan điều tra không dựa vào ý kiến của dư luận hay ý kiến của một số người. Đến giờ phút này có rất nhiều kiến nghị của luật sư, chuyên gia pháp luật nhưng vụ việc không bị khởi tố hình sự bởi chúng ta sống ở xã hội hiện tại là chúng ta tôn trọng luật pháp. Hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi vi phạm các quy định về luật trong bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự có quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tuy nhiên, văn bản hướng dân của bộ luật hướng dẫn rằng hành vi dâm ô được hiểu là hành vi sờ, nắn, bóp nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục. Chính vì vậy, hành vi của ông Trần Hữu Linh – Nguyễn Viện phó VKS Đà Nẵng vẫn chưa thỏa mãn dấu hiệu của hình sự. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn đã hết hiệu lực Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 lại chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là dâm ô nên hiện nay chúng ta đang tranh cãi nhau. Thế nên chúng ta không thể dựa vào những bức xúc của dư luận bởi xã hội văn minh là xã hội thượng tôn pháp luật, chúng ta phải dựa vào pháp luật.” – Luật sư Hùng nhận định về việc bé gái bị xâm hại trong thang máy.

Trong một diễn biến khác, quan điểm của nhiều người cho rằng chính vì luật pháp có nhiều “lỗ hổng” và chưa thật sự dứt khoát trong vấn đề xâm hại tình dục trẻ em nên tình trạng này diễn ra càng nhiều và tội phạm chưa có sự răn đe.

Pháp luật Mỹ mạnh tay đối với những tội phạm xâm hại tình dục, đặc biệt là nếu nạn nhân là trẻ vị thành niên. Tội phạm hiếp dâm trẻ em có thể sẽ phải đối mặt với mức án tử hình. Dâm ô trẻ em hình phạt cao nhất là 15 năm tù và phải đeo thiết bị giám sát GPS suốt đời.

Không những thế, tại Nhật Bản dâm ô trẻ em bị phạt tù đến 10 năm, và công tố viên được phép truy tố người phạm tội kể cả khi nạn nhân không tố cáo.

Có thể thấy ở những nước phát triển quy định về pháp luật của họ đủ chặt chẽ và có những chế tài kèm theo chứ không chỉ riêng việc xử lý hình sự; Và ở đây còn là sự giám sát tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó nhận thức của dư luận, quan điểm pháp luật của họ rất tiến bộ. Họ rất phẫn nộ, đấu tranh, miệt thị. Ở Việt Nam có những điều đó nhưng vấn đề khác nhau và chưa rõ ràng gây ra sự lúng túng cho cơ quan pháp luật.

Cần có chế tài cụ thể về hành vi xâm hại tình dục

Cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng khi xử lý các đối tượng có hành vi xâm hại tình dục bởi luật không rõ ràng...

Nếu khởi tố hình sự mà chỉ dựa vào dư luận, ý kiến một số người mà không xem xét quy định pháp luật sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu cho xã hội.

Việc chưa khởi tố hình sự ông Nguyễn Hữu Linh lại gây ra bức xúc,phẫn nộ rất lớn trong xã hội. Khi mà tội phạm không bị xử lý, tâm lý chung của người dân nhất là trẻ em sẽ cảm thấy không còn được an toàn khi đi ra ngoài nơi công cộng. Chúng ta không thể để từ hiện tượng mà thành vấn nạn chung về xã hội. Cần phải có giải pháp xử lý việc này cấp bách để đấu tranh, phòng ngừa chung đối với tội phạm xâm hại tình dục.

Không để sự việc xâm hại tình dục bị "chia lửa" và chìm xuồng. Phải đấu tranh để kẻ xấu phải chịu tội trước pháp luật, làm gương răn đe để chấm dứt tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. (Ảnh minh họa)

Chúng tôi đồng tình rằng, hành vi xâm hại tình dục trẻ em cụ thể làm dâm ô của ông Nguyễn Hữu Linh (vụ dâm ô trong thang máy) cần phải nghiêm trị, rất cần thiết khởi tố hình sự. Tuy nhiên, khi xem xét khởi tố vụ án hình sự với ông Linh chúng ta cần phải đánh giá kỹ lưỡng cơ sở pháp lý hiện tại có đang là rào cản rất lớn để có thể khởi tố ông Linh hay không? Không chỉ những vụ án của ông Linh mà còn rất nhiều vụ việc đang xảy ra liên quan đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em cũng cần có quy định pháp luật rõ ràng. Bởi nó đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi xử lý, đấu tranh tội phạm. Có lẽ rằng chưa khi nào mà vấn đề xâm hại tình dục đã trở thành vấn nạn xã hội nghiêm trọng như hiện nay” – Luật sư Hùng nói thêm.

Hẳn mọi người chưa quên việc Minh Béo bị bắt tại Mỹ vì bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em. Sau đó đã bị trục xuất khỏi Mỹ và chịu mức thi hành án ngồi tù 9 tháng.

Qua sự việc này chúng ta thấy sự khác biệt về chế tài của hai nước. Phải chăng những sự việc dâm ô trẻ em mà các đối tượng từng là “người có chức tước” sẽ không rõ ràng và giãn thời gian lâu hơn để “chia lửa” cho các sự việc khác?

Rất mong TAND tối cao sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi dâm ô, giao cấu, thực hiện hành vi quan hệ khác trong phần các tội phạm xâm hại tình dục. Về lâu dài, rất mong các cơ quan luật pháp sớm có sửa đổi, bổ sung thêm các điều luật, cụ thể xử lý nghiêm hơn các hành vi quấy rối tình dục, dâm ô người trên 18 tuổi, hành vi ấu dâm...” – Quan điểm của Luật sư Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối

Trên phương diện pháp luật là vậy, tuy nhiên để phòng tránh được tình trạng xâm hại tình dục trẻ em mỗi gia đình cần quan tâm, dạy dỗ, giải thích cho con những cách nhận biết các đối tượng có hành vi xấu. Địa phương kết hợp với giáo viên ở trường mầm non, tiểu học, trung học để giáo dục trẻ em để tăng biện pháp phòng ngừa.

Khoản 1, Điều 2 BLHS 2015 quy định: Chỉ người nào phạm tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự ...

Điều 146 BLHS 2015 chỉ nói hành vi dâm ô sẽ bị xử lý .... không hề giải thích thế nào là dâm ô. Văn bản hướng dẫn cũ (hết hiệu lực) giải thích là: Dâm ô là hành vi thỏa mãn nhu cầu tình dùng bằng cách sờ, bóp vào bộ phận kích thích tình dục (cụ thể là ngực và bộ phận sinh dục);

Vậy câu hỏi đặt ra là: Hành vi cưỡng hôn có bị coi là vi phạm pháp luật hình sự không? Nếu có thì trong trường hợp nào? Quy định cụ thể hành vi cưỡng hôn là dâm ô được quy định ở đâu?

Hiện tại BLHS 2015 chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là hành vi dâm ô, hành vi giao cấu, quan hệ khác... Thế nên cơ quan tố tụng lúng túng khi xử lý vụ ông Linh "nựng" ...

"Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối"

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/co-quan-tien-hanh-to-tung-lung-tung-khi-xu-ly-cac-hanh-vi-xam-hai-tinh-duc-tre-em-d142577.html