Cơ quan nào quản lý lao động giúp việc gia đình?

Quy định trách nhiệm quản lý lao động giúp việc gia đình là một nội dung trong dự thảo Nghị định quy định lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161 Bộ luật Lao động.

Quy định trong Nghị định giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người lao động giúp việc gia đình (ảnh M.họa)

Quy định trong Nghị định giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người lao động giúp việc gia đình (ảnh M.họa)

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định lao động là người giúp việc gia đình. Theo đó, về trách nhiệm quản lý, dự thảo Nghị định quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉđạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binhvà Xã hội và công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luậtvề lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thựchiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến,quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểmtra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địabàn.

Dự thảo Nghị định nêu rõ: Ủy ban nhân dân cấp xã cótrách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động giúpviệc gia đình theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và PhòngLao động - Thương binh và Xã hội;

Phân công đầu mối theo dõi, quản lý, kiểm tra, giámsát việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình trên địabàn thuộc quyền quản lý;

Tiếpnhận việc sử dụng, chấm dứt sử dụng lao động giúp việc gia đình; tổng hợp, báocáo tình hình sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quảnlý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh việc quy định trách nhiệmquản lý, dự thảo Nghị định tập trung quy định cụ thểmột số nội dung đặc thù áp dụng đối với lao động giúp việc gia đình về hình thứchợp đồng lao động, nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động,mẫu hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… Quy địnhtrách nhiệm bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu cho người lao động, ít nhấtnghỉ 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục và bình quân nghỉ ít nhất 4 ngàytrong một tháng.

Nếu được thông qua,Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/co-quan-nao-quan-ly-lao-dong-giup-viec-gia-dinh-20200616130254004.html