Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc ồ ạt bị bán tháo

Nhóm cổ phiếu công nghệ lớn Trung Quốc đã 'bốc hơi' gần 260 tỷ USD chỉ sau 2 ngày rao bán

Các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc từ Alibaba Group Holding Ltd. đến Tencent Holdings Ltd đã mất 260 tỷ USD trong 2 ngày bán tháo vừa qua. Nhóm cổ phiếu này đã sụt giảm trong ngày thứ 2 sau khi Bắc Kinh ban hành các quy định được thiết kế để hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Internet, bao gồm cả JD.com Inc., Meituan và Xiaomi Corp.

Theo Fores: Jack Ma, CEO Pinduoduo Colin Huang và Chủ tịch Tencent “Pony" Ma Huateng đang tận dụng việc thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc "bùng nổ", giá cổ phiếu tăng lên mức cao lịch sử để huy động tiền mặt.

Cổ phiếu Alibaba niêm yết tại New York (Mỹ) tăng hơn 41% kể từ tháng 11/2019 đến nay. Tính theo giá cổ phiếu Alibaba trung bình trong 9 tháng qua, Forbes ước tính Jack Ma đã bán số cổ phần của mình với giá gần 5 tỷ USD.

Tương tự Jack Ma, Phó chủ tịch Alibaba Joseph Tsai cũng đã bán gần 1,4 tỷ USD cổ phiếu trong cùng giai đoạn này. Doanh nhân Tsai hiện sở hữu số tài sản khoảng 12,9 tỷ USD. Đầu tháng 7, nền tảng mua sắm trực tuyến Pinduoduo thông báo nhà sáng lập Colin Huang đã chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết Nasdag và cắt giảm tỷ lệ sở hữu của ông.

Ma Huateng, nhà sáng lập Tencent, thu về tổng cộng 815 triệu USD trong năm nay với việc bán 555 triệu USD cổ phiếu vào tháng 6 và 260 triệu USD trong tháng 1. Với khối tài sản ròng 61,8 tỷ USD, Ma Huateng là người giàu nhất Trung Quốc và đứng thứ 17 trong danh sách tỷ phú toàn cầu.

Bên cạnh đó, nhóm công nghệ thuộc Hang Seng sụt 5.6% trong phiên 11/11, nâng tổng mức giảm trong 2 ngày lên 10% (tính tới lúc 13h ngày 11/11). Cổ phiếu của các công ty Internet kể trên giảm ít nhất 8% trong 2 phiên qua.

Lý giải cho hành động bán tháo cổ phiếu, Bắc Kinh đã ban hành các quy định nhằm loại bỏ hành vi độc quyền trong ngành Internet, chính phủ Trung Quốc ngày càng hạn chế sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp tư nhân vốn đã trở thành động lực chính của kinh tế nước này. Trước đây, những gã khổng lồ như Alibaba và Tencent được tự do mua lại và đầu tư vào các doanh nghiệp khác, mở rộng thành các đế chế trải dài trên nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, tài chính trực tuyến, mạng xã hội và giải trí.

John Dong, một luật sư về chứng khoán của Joint-Win Partners có trụ sở ở Thượng Hải, cho biết: "Tôi thực sự kinh ngạc khi lần đầu đọc những quy định này. Thời điểm được công bố ngay trước dịp mua sắm 11/11 cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ và làm cho những gã khổng lồ này cũng phải ngạc nhiên".

Các quy định này có hiệu lực sau một tuần do cú sốc đình chỉ đợt IPO trị giá 35 tỷ USD của Ant Group, qua đó cản trở tham vọng thống trị lĩnh vực tài chính trực tuyến của người sáng lập Jack Ma. Quy định này cũng được đưa ra vào đêm trước Ngày Độc thân – một sự kiện mà Jack Ma đã tạo ra cách đây một thập kỷ và phát triển thành sự kiện mua sắm hàng năm lớn nhất quốc gia.

Theo Forbes dẫn lời giáo sư tài chính Joseph Fan thuộc Đại học Hong Kong: "Tiềm năng tăng trưởng của các công ty trên vẫn rất tốt. Nhưng việc bán cổ phần cho thấy các nhà sáng lập xác định thị trường đang đánh giá quá mức triển vọng của các tập đoàn này".

Kết phiên giao dịch 10/11, chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,4% trong bối cảnh nhà đầu tư hướng về những cổ phiếu được hưởng lợi trong quá trình mở cửa nền kinh tế. Đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ có thể là khởi đầu của một xu hướng lâu dài trên thị trường chứng khoán.

Theo CNBC, chỉ số Nasdaq và những cổ phiếu từng là động lực của thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian qua đã phải chịu áp lực trong hai phiên giao dịch gần đây nhất. Nhà đầu tư dần rũ bỏ những cái tên như Amazon, Zoom và Facebook và mua vào các cổ phiếu ngân hàng, công nghiệp, năng lượng và vật liệu.

Các gã khổng lồ công nghệ đã mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính và y tế - vốn rất quan trọng đến nền kinh tế và thực sự khiến nhà điều hành lo ngại”, Shen Meng, Giám đốc ngân hàng đầu tư Chanson & Co ở Bắc Kinh, nhận định. “Động thái này có thể làm nản lòng các công ty công nghệ muốn niêm yết lên thị trường chứng khoán trong ngắn hạn vì những công ty nằm trong diện bị tác động bởi quy định mới cần thêm thời gian để điều chỉnh hoạt động kinh doanh”.

Alibaba và Meituan đã định hình đáng kể cuộc sống hàng ngày của người dân ở Trung Quốc trong thập kỷ qua - ước tính khoảng 400 triệu người ở quốc gia này hiện đặt hàng thức ăn giao từ điện thoại thông minh của họ và 855 triệu mua sắm trực tuyến, theo Daxue Consulting và McKinsey & Co.

Mỹ Duyên

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/co-phieu-cong-nghe-trung-quoc-o-at-bi-ban-thao-23350.html