Có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám ngay kẻo hối hận không kịp

Căn bệnh nguy hiểm khiến hàng trăm nghìn người Việt Nam phải nhập viện mỗi năm có thể được cứu trị kịp thời nếu bạn nhận biết được những dấu hiệu của nó.

Nhồi máu cơ tim là tình trạng máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, hình thành cục máu đông, dẫn đến hoại tử thiếu máu cục bộ của cơ tim. Cơ thể quá mệt mỏi, cảm xúc bị kích động, ăn quá nhiều, cảm lạnh, táo bón, hút thuốc, uống rượu… đều có thể gây nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người Việt mắc phải.

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người Việt mắc phải.

Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Mỗi năm có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Dù nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện sớm, chúng ta có thể tự cứu mình.

Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như các bộ phim vẫn chiếu trên truyền hình là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự không phải vậy, nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Thậm chí, những người nhồi máu cơ tim có thể không nhận thấy triệu chứng này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra.

Theo chuyên gia y tế, chúng ta có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau để đi khám sớm và phát hiện căn bệnh nhồi máu cơ tim:

1. Đau ngực

Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực.

Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp.

2. Mắt

Mọi người thường có câu: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Y học cổ truyền có phương pháp chẩn đoán "nhìn, nghe và hỏi", và đôi mắt là cửa sổ thông tin y học của cơ thể.

Khi cơ thể xuất hiện bệnh, chúng ta có thể từ đôi mắt sẽ nhìn thấy vấn đề. Trong lòng trắng của mắt nếu có sự xuất hiện của các đốm đen hoặc màu sắc khác, là do khí huyết trong cơ thể không thông gây nên, đó cũng chính là những cục máu đông nhỏ.

Do tuần hoàn máu không đủ, và có liên quan đến việc giảm lượng hồng cầu. Tình trạng này rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Bình thường khi bạn nhìn vào gương, có thể quan sát xem mắt có xuất hiện tình trạng trên hay không, nếu có cần phải chú ý đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thể chất.

3. Móng tay

Móng tay của người bình thường có màu hồng, đầy đặn và sáng bóng, nhưng móng tay của một số người có màu đen.

Ngoài việc móng tay bị tổn thương, trên móng tay xuất hiện các đốm đen, đây thực sự không phải là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ trong cơ thể có vấn đề. Hầu hết là do khí thận không đủ dẫn đến thận bị suy yếu.

Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan điều tiết và giải độc của cơ thể, những người có thận kém cũng sẽ ảnh hưởng đến tim mạch. Từ quan điểm này, móng tay xuất hiện những đốm đen, đại đa số tim cũng có vấn đề, đặc biệt cần cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim.

4. Lưỡi

Lưỡi của người khỏe mạnh bình thường sẽ có màu đỏ nhạt, tưa lưỡi rất mỏng. Trong y học có một loại hiện tượng bất thường ở đầu lưỡi được gọi là “lưỡi tím”, trên đầu lưỡi có màu xanh tím hoặc là những đốm đen tím.

Đầu lưỡi xuất hiện tình trạng này là do khí huyết trong cơ thể không đủ, máu bị tắc nghẽn, lưu thông kém. Sự xuất hiện của những vết đốm này cũng cho thấy chức năng tim của cơ thể không tốt, cần cảnh giác với các bệnh về tim mạch, tiêu biểu là bệnh nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, những người thuộc nhóm sau có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cũng nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm:

- Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 tuổi đều là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.

- Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.

- Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.

- Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.

- Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

Minh Khôi (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/co-nhung-dau-hieu-nay-ban-can-di-kham-ngay-keo-hoi-han-khong-kip-a315910.html