Có máy bay ném bom H-20, Trung Quốc tham vọng 'ngang cơ' với Mỹ?

Máy bay ném bom tàng hình H-20 được giới quân sự Trung Quốc kỳ vọng tiếp tục củng cố bộ ba hạt nhân và giúp không quân Trung Quốc phô diễn sức mạnh xuyên lục địa.

 Máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 do Trung Quốc phát triển, có khả năng sẽ được công khai trong vài tháng tới; theo tờ The Sun của Anh, H-20 có tầm hoạt động trên 11.000 km. Với tầm hoạt động như vậy, H-20 có thể tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20 do Trung Quốc phát triển, có khả năng sẽ được công khai trong vài tháng tới; theo tờ The Sun của Anh, H-20 có tầm hoạt động trên 11.000 km. Với tầm hoạt động như vậy, H-20 có thể tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

Còn tờ SCMP ngày 26/11, dẫn một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), đặt trụ sở tại London có bài viết cho biết: H-20 được trang bị vũ khí tấn công thông thường và mang đầu đạn hạt nhân; đây sẽ là bước đột phá lớn trong học thuyết lẫn thực tiễn phát triển khí tài của không quân Trung Quốc. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

H-20 là loại máy bay ném bom tàng hình được Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển từ năm 2016, dự kiến bay thử trong năm 2021. Truyền thông Trung Quốc cho biết, H-20 có thể mang theo 45 tấn vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, tên lửa hành trình hoặc tên lửa siêu vượt âm do Trung Quốc phát triển. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

Chương trình phát triển H-20 là một phần trong kế hoạch, mở rộng tầm hoạt động của lực lượng máy bay ném bom, hiện có trong biên chế Không quân Trung Quốc,. Đây là chiến lược lớn của lãnh đạo Trung Quốc, với tham vọng sở hữu năng lực "tấn công ở phạm vi toàn cầu". Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

Cũng theo báo cáo của RUSI nhận định, không quân Trung Quốc hiện chỉ là lực lượng mang tính "khu vực", với khả năng hoạt động gói gọn trong "chuỗi đảo thứ nhất", thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai, nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản và tới Philippines. Ảnh: Đường màu đỏ thể hiện chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai - Nguồn: Wikipedia.

Còn trong báo cáo công bố hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính tầm bay của H-20 lên tới 8.500 km, có khả năng tấn công mục tiêu trên đảo Guam, vốn nằm trên "chuỗi đảo thứ hai". Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng H-20 có thể bay xa đến 12.000 km, đủ sức xuyên qua chuỗi đảo thứ hai và có thể tiến công đến lãnh thổ Mỹ. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Bắc Kinh cho biết, H-20 được thiết kế "để vươn tới lãnh thổ Mỹ"; cùng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, H-20 sẽ là phương tiện quan trọng nằm trong bộ ba hạt nhân của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: Sina

H-20 cũng có thiết kế kiểu "cánh bay", giống y chang thiết kế của máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ. Và hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên về điều này, đó cũng là chiến lược "đi tắt, đón đầu" của Trung Quốc, khi Trung Quốc tăng cường đánh cắp bí mật quân sự, hoặc sao chép thiết kế vũ khí của nước ngoài.

Thiết kế của H-20 có thân trên, tròn tương tự như B-2; thân và cánh thành một khối, cửa hút gió phía trên cong và về cơ bản không có cấu trúc thẳng đứng. Dường như có rất nhiều bằng chứng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, để chứng minh hành động “bắt chước” công khai của Trung Quốc. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

Zhang Zhaozhong, giảng viên Đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc khẳng định, khả năng tàng hình là "năng lực cốt lõi" của H-20. Mặc dù các đặc tính tàng hình, hoặc công nghệ giảm dấu hiệu radar của H-20 chưa được chứng minh; nhưng qua các hình ảnh hiện có cho thấy, hình dáng và thiết kế ở một số khía cạnh, H-20 không thể phân biệt được với B-2 của Mỹ. Ảnh: Máy bay ném bom B-1 của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ

Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây nhận định, Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn khi tìm cách đảm bảo khả năng kiểm soát loại máy bay kích thước lớn, sử dụng thiết kế cánh bay như H-20. Thiết kế kiểu cánh bay đi ngược toàn bộ quy luật khí động học thông thường, do vậy cần những phần mềm điều khiển rất mạnh. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 - Nguồn: Sina

Mỹ là quốc gia đi đầu trong thiết kế các loại máy bay tàng hình, và hiện đang sở hữu 3 mẫu máy bay ném bom tàng hình kiểu "cánh bay" (trong đó một mẫu đang phát triển, sắp hoàn thành). Nổi tiếng nhất là chiếc B-2 Spirit và loại máy bay này đã trải qua các cuộc chiến của Mỹ như Chiến dịch Tự do Bền vững, cuộc chiến tại Afghanistan năm 2001. Ảnh: Máy bay ném bom B-1 của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ

Hiện tại cũng chưa rõ liệu H-20 có thể thành công trong việc cạnh tranh với B-2 của Mỹ hay không? Mặc dù chiếc B-2 được thiết kế vào thập niên 1980, nhưng với những cải tiến và nâng cấp (nhất là hệ thống máy tính), B-2 có thể mang các loại vũ khí thông thường và bom hạt nhân B-61 Mod12. Ảnh: Máy bay ném bom B-1 của Mỹ - Nguồn: Không quân Mỹ

Còn với Trung Quốc, nếu thành công đưa máy bay ném bom H-20 vào sử dụng, cũng là lần đầu tiên Trung Quốc sở hữu loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình. Đây là bước tiến quan trọng, giúp cải thiện khả năng tấn công của PLA trong không gian tranh chấp, đặc biệt là mục tiêu của Mỹ tại Guam và Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Đồ họa máy bay H-20 bay cùng J-20 hộ tống - Nguồn: Sina

Video Máy bay B-52 của Mỹ bay vào không phận Trung Quốc - Nguồn: Vietnam+

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/co-may-bay-nem-bom-h-20-trung-quoc-tham-vong-ngang-co-voi-my-1467969.html