Cơ hội nào cho ngành Đường sắt sau đại dịch?

Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành Đường sắt khiến sản lượng hàng hóa và hành khách sụt giảm nghiêm trọng, lao động gặp nhiều khó khăn. Để thích nghi và tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, ngành Đường sắt đã tiến hành các biện pháp hoãn hợp đồng lao động, nghỉ luân phiên… bên cạnh các biện pháp đối phó dịch như tạm dừng chạy tàu trên nhiều tuyến địa phương và duy trì hoạt động cầm chừng tuyến Bắc - Nam.

Giải pháp đặt vận chuyển hàng hóa theo phương thức từ nhà đến nhà (harapost) được ĐSVN thực hiện hiệu quả trong mùa dịch

Giải pháp đặt vận chuyển hàng hóa theo phương thức từ nhà đến nhà (harapost) được ĐSVN thực hiện hiệu quả trong mùa dịch

4 tháng đầu năm 2020, doanh thu từ các hoạt động vận tải hành khách của ngành Đường sắt chỉ đạt 527 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2019. Bên cạnh đó, việc thi công 4 dự án đường sắt sử dụng 7.000 tỷ đồng vốn kế hoạch dự phòng 2016 - 2020 cũng sẽ ảnh hưởng đến lịch trình chạy, tốc độ di chuyển và tỷ lệ đúng giờ của các đoàn tàu. Chỉ trong 15 ngày đầu tiên thực hiện cách ly xã hội (01 - 15/4), số lượng hành khách đi tàu đã giảm 53% so với kế hoạch, tổng số hành khách đi tàu trong quý I chỉ đạt ở mức 1,4 triệu người, giảm 30% so với cùng thời điểm năm 2019.

Trong năm 2020, ngành Đường sắt tập trung thực hiện 4 dự án cấp bách với tổng mức đầu tư lên đến 7.000 tỷ đồng, đó là: Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc thượng tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang; cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh; cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn. Trong đó, Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh đã được khởi công tại cầu đường sắt Ông Ngọ (lý trình km812+168 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh) đầu tháng 5 vừa qua.

Tăng cường khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Trước sự sụt giảm về công suất khai thác và số lượng hành khách đi tàu trong thời điểm dịch Covid-19 và thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã tiến hành gia tăng vận chuyển hàng hóa, cung cấp giải pháp đặt vận chuyển hàng hóa theo phương thức từ nhà đến nhà (harapost). Các biện pháp sản xuất mới được áp dụng trong mùa dịch như duy trì khai thác tàu đôi container H9/H10 hành trình 40 giờ, vận chuyển hàng hóa trên tàu chở khách và giao nhận sản phẩm đến tay khách cũng mở ra tiềm năng chuyển phát nhanh và cung cấp giải pháp vận chuyển hàng hóa cần bảo quản với giá thành cạnh tranh. Ngoài ra, các chuyến tàu hàng hóa có điều kiện rút ngắn thời gian chạy tàu, vận chuyển và trả hàng nhanh do số lượng tàu hành khách được khai thác được thu hẹp...

Sự tập trung vào vận chuyển hàng hóa trong những tháng đầu năm 2020 đã giúp doanh thu vận tải hàng hóa tăng trưởng 10% so với cùng thời điểm năm 2019. Ngành Đường sắt đã tiến hành đóng mới 300 toa container, áp dụng hệ thống quản trị vận tải hàng hóa theo hình thức trực tuyến để tối ưu hóa dịch vụ và đảm bảo thuận tiện.

Bên cạnh việc đẩy mạnh các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến người dùng cuối, các hợp đồng vận chuyển lớn cũng được ngành Đường sắt chú trọng. Tổng công ty ĐSVN đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để thực hiện kế hoạch vận chuyển bằng đường sắt năm 2020 lên khoảng 1,6 triệu tấn. Các tàu container liên vận quốc tế từ ga Đồng Đăng đến ga Bằng Tường (Trung Quốc) từ tháng 02/2020 đã duy trì hoạt động ổn định. Các đoàn tàu này có khả năng vận chuyển hàng hóa đông lạnh, chi phí vận chuyển chỉ bằng 80% so với đường bộ và tốc độ thông quan gọn gàng, nhanh chóng... đang mở ra lợi thế cạnh tranh mới cho ngành Đường sắt trong vận chuyển hàng hóa trong và sau dịch Covid-19. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh hành khách từ hàng không, đường bộ cũng sẽ là động lực để ngành Đường sắt tìm kiếm hướng đi mới trong nâng cao chất lượng vận chuyển hàng hóa.

Tiềm năng mới trong vận chuyển hàng hóa đường sắt cũng tạo ra nhiều thách thức không nhỏ cho cơ sở hạ tầng của ngành Đường sắt. Hiện tại, hệ thống kho bãi lưu trữ hàng hóa đã được xây dựng từ lâu, có nguy cơ xuống cấp và không đủ tiêu chuẩn để có thể bảo quản nhiều mặt hàng tươi sống... Hiện tại, ĐSVN chỉ có 38.500m2 diện tích sử dụng kho bãi, trong đó chỉ có 4 ga có bãi hàng và thiết bị xếp dỡ, bảo quản container gồm: Yên Viên (578.000 TEUs/năm), Trảng Bom (120.000 TEUs/năm), Lào Cai (100.000 TEUs/năm), Ðông Anh (85.000 TEUs/năm)... Sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng bảo quản hàng hóa cũng khiến cho chi phí cố định trên từng container gia tăng, dẫn đến gia tăng chi phí vận chuyển hàng hóa đường sắt.

Dịch vụ chuỗi cung ứng bị gián đoạn trước và sau khi vận tải hành khách trong nước được hoạt động bình thường cũng mở ra nhiều cơ hội cho đường sắt. TP. Hà Nội đang có nhiều lợi thế về địa lý, hạ tầng giao thông, nhân lực để trở thành trung tâm dịch vụ chuỗi cung ứng của Việt Nam cho giao thương vùng biên Đông Bắc, kết nối với các nước trong khu vực và toàn thế giới. TP. Hà Nội cũng đã đưa ra mục tiêu gia tăng mức đóng góp của các dịch vụ chuỗi cung ứng lên 9 - 11% tỷ trọng GDP, giảm chi phí xuống 15 - 17% GDP và đưa vào hoạt động hai trung tâm dịch vụ chuỗi cung ứng... Đây là một trong những thị trường tiềm năng để ngành vận tải đường sắt có thể tiếp cận.

Đảm bảo công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người lao động

Bên cạnh các biện pháp duy trì sản xuất trong thời điểm đại dịch, các biện pháp phòng, chống dịch cũng đã được áp dụng nghiêm ngặt. Các đoàn tàu được quy định xuất phát cách nhau 01 tiếng nhằm giảm mật độ hành khách. Các biện pháp khác như đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo y tế điện tử đối với hành khách trước khi vào ga đi tàu... vẫn được duy trì nghiêm ngặt.

Tổng công ty ĐSVN cũng tăng cường kiểm tra, giám sát qua camera, điện thoại được lắp đặt tại các vị trí trực tiếp sản xuất nhằm phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm..., duy trì bộ phận ứng trực, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực để sẵn sàng ứng cứu, khôi phục GTVT đường sắt khi có yêu cầu. Các đơn vị bảo trì hạ tầng tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, thông tin tín hiệu.

Cùng với các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, Tổng công ty ĐSVN cũng đã thực hiện kêu gọi hỗ trợ lao động ngành Đường sắt đang gặp khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN Vũ Anh Minh khẳng định, việc kêu gọi hỗ trợ công nhân, lao động khó khăn thể hiện tinh thần “Tương thân, tương ái” là truyền thống tốt đẹp được duy trì trong suốt nhiều năm qua của các thế hệ CB, CNV ngành Đường sắt q

Đức Anh

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/co-hoi-nao-cho-nganh-duong-sat-sau-dai-dich-d87532.html