Cơ hội hay thách thức?

Người dân ở New Caledonia, một hòn đảo nhỏ thuộc Pháp ở Thái Bình Dương ngày 4-11 đã bỏ phiếu quyết định về việc có trở thành quốc gia độc lập hay không.

Cách Pháp khoảng 18.000km, New Caledonia là “quê hương” của một 1/4 nguồn cung cấp vật liệu nổi tiếng nhất thế giới niken - một thành phần thiết bị điện tử quan trọng - và là một chỗ đứng chiến lược của Pháp ở Thái Bình Dương. Các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 8 giờ ngày 4-11 và đóng cửa vào lúc 18 giờ với khoảng 175.000 cử tri đủ điều kiện đi bầu. New Caledonia có khoảng 269.000 người, nhưng chủ yếu là người dân tộc bản địa Kanak. Người dân bản địa và người da trắng ở đây từng chìm trong xung đột bạo lực chết người trong những năm 1980. Cuộc chiến bán dân sự đã khiến hơn 70 người chết, và sau đó dẫn đến Hiệp ước Noumea năm 1998, vốn mở đường cho sự phân chia quyền lực ổn định cũng như cuộc trưng cầu dân ý lần này.

Lần này, những người muốn độc lập đã thúc giục cử tri Kanak quyết định chọn cho Kanaky, tên mà họ đặt cho New Caledonia, và vứt bỏ cùm của chính quyền “thuộc địa” Paris. Cuộc trưng cầu dân ý rõ ràng chính là một thử thách về sự hấp dẫn của phần còn lại của Pháp đối với các lãnh thổ xa xôi như vậy, vốn phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền Paris nhưng nhiều nơi cho đến nay luôn bị phớt lờ. Cả Guiana thuộc Pháp ở Nam Mỹ và quần đảo Ấn Độ Dương Mayotte đã bị rung chuyển kể từ năm ngoái bởi các cuộc biểu tình lớn về mức sống và nhận thức bị bỏ bê.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Macron có thể nhẹ nhõm hơn một phần khi các cuộc thăm dò ý kiến đều cho thấy, hầu hết người dân ủng hộ ở lại với Pháp. Nhưng cũng theo Hiệp ước Noumea, nếu người dân không đồng ý độc lập khỏi Pháp trong cuộc bỏ phiếu này, họ vẫn có thể tổ chức hai cuộc trưng cầu trước năm 2022. Ngoài ra, dù kết quả thế nào, chính cuộc trưng cầu dân ý lần này đã làm tăng căng thẳng và bất đồng giữa người dân Kanak bản địa ủng hộ độc lập và người da trắng có xu hướng ngược lại.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_197711_co-hoi-hay-thach-thuc-.aspx