Có hay không việc Viện Ngôn ngữ học Việt Nam từ chối thẩm định 'Chữ VN song song 4.0'?

Tác giả công trình cho biết, hiện công trình của mình chưa được các chuyên gia đánh giá. Tuy nhiên, không có chuyện phía Viện Ngôn ngữ học Việt Nam từ chối việc thẩm định này.

Bộ 'chữ Việt Nam song song 4.0" kết hợp từ 2 công trình Chữ Việt nhanh và Ký hiệu dấu của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền từ cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Được biết, Chữ VN song song 4.0 là sự kết hợp giữa công trình nghiên cứu về chữ Việt không dấu của Kiều Trường Lâm trong suốt 27 năm với công trình Chữ Việt nhanh của ông Trần Tư Bình được sáng tạo năm 2008.

Theo đó, "Chữ Việt Nam song song 4.0" chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ. Hiện tại, "Chữ Việt Nam song song 4.0" tạm được gọi là "Chữ VN song song 4.0". Tác giả Kiều Trường Lâm cho biết, "Việt Nam" được viết tắt thành "VN" vì còn cần xin ý kiến Quốc hội về tên.

Trước đó, báo chí có đưa tin, về việc Viện Ngôn ngữ học Việt Nam sẽ thực hiện thẩm định công trình "chữ Việt Nam song song 4.0" của tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, tác giả đã có đề nghị nhưng ông đã từ chối việc thẩm định công trình này.

Nói về nghiên cứu của mình, tác giả Kiều Trường Lâm cho biết, hiện công trình của ông chưa được các chuyên gia đánh giá. Để đánh giá một cách thực tế thì sản phẩm, các chuyên gia về ngôn ngữ phải nắm được, hiểu được và áp dụng được thì các chuyên gia mới đánh giá một cách quan công trình có ứng dụng thực tiễn hay không?

Tác giả Trường Lâm cho rằng, có một số chuyên gia đánh giá được đăng ở một số tờ báo thì đó chưa phải là đánh giá hay thẩm định một công trình có ứng dụng thực tiễn hay không vì các chuyên gia chưa tìm hiểu hay chưa đọc về công trình chưa áp dụng được thì làm sao đánh giá và thẩm định được.

“Các chuyên gia chỉ dựa theo đánh giá khách quan chứ chưa thực sự có cái nhìn chính xác về ứng dụng của công trình này”- tác giả này ý kiến.

Trước thông tin về tác giả đã có đề nghị nhưng Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam đã từ chối việc thẩm định công trình này có đúng hay không?

Tác giả Trường Lâm cho rằng, ông chưa liên lạc với Viện Ngôn ngữ học để được thẩm định. Hiện tại duy nhất anh Bùi Đăng Bình là người duy nhất mình liên lạc để thẩm định”- tác giả này cho biết.

Tuy nhiên, cuộc gặp giữa tác giả và anh Bùi Đăng Bình ở Viện ngôn ngữ học do dịch nên bị trì hoãn.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được viết theo bộ "Chữ Việt song song 4.0".

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được viết theo bộ "Chữ Việt song song 4.0".

"Tôi sáng tạo một ứng dụng có gì là sai?"

Tác giả Trường Lâm chia sẻ, bộ "chữ Việt Nam song song 4.0" là một ứng dụng giống như bao nhiêu ứng dụng khác mà các bạn đang sử dụng trên điện thoại không phải là chữ cải tiến để thay thế Chữ Quốc Ngữ.

Tác giả cũng chia sẻ, một ứng dụng mới ra đời, các bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng đó chính là sự lựa chọn của các bạn. Tại sao tất cả các bạn a dua lăng mạ, xúc phạm tôi khi công trình của tôi chỉ là một ứng dụng chứ không phải là công trình cải tiến để thay thế chữ quốc ngữ.

“Sáng tạo một ứng dụng là quyền của mỗi người. Việc nó có ứng dụng trong cuộc sống hay không là một câu chuyện khác. Vậy tôi sáng tạo một ứng dụng có gì là sai?”- ông Lâm chia sẻ

Cũng theo ông Lâm, Bộ chữ của họ chỉ là một loại chữ viết tắt không dấu và không phải chữ cải tiến như một số thông tin thời gian gần đây”, ông Lâm nói.

Hiện tại, có hàng trăm độc giả gửi tin nhắn và đánh giá tác phẩm hay. Họ ở lứa tuổi học sinh, tầng lớp sinh viên và văn phòng.

"Chữ Việt Nam song song 4.0" là chữ viết không dấu chỉ sử dụng 26 chữ cái La tinh và trong đó dùng 18 chữ cái La tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ.

Nó cho phép người sử dụng đọc được lưu loát trọn vẹn vì trong "Chữ Việt Nam song song 4.0" có sự biến đổi linh hoạt giữa các vần Chữ Việt nhanh của thầy Trần Tư Bình; sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu, tạo ra chữ viết có độ chính xác cao giúp người sử dụng nhận biết được mặt chữ và đọc được.

Cụ thể, bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: C, P, T, CH, chữ I thay cho Y, Y thay cho UY. Ở phụ âm đầu, chữ F thay PH, Q thay QU, C thay K, K thay KH, Z thay D, D thay Đ, J thay GI, G thay GH, W thay NG, NGH.

Ở phụ âm cuối, chữ thì G thay NG, H thay NH, K thay CH. Nguyên âm ghép được rút gọn thành một nguyên âm như UYE còn là Y, UÔ còn U, ƯƠ còn Ư, OE còn E, OA còn O... Và cùng lúc thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác như T bằng D, P bằng F, C bằng S, N bằng L...

Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như UYÊT, UYÊN = YD, YL. Ví dụ thuyết chuyện = thyd chỵl. Tuy cách viết khác với vần quốc ngữ nhưng cách đọc vẫn như nhau.

Đồng thời, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ. J = Dấu sắc, L = Dấu huyền, Z = Dấu hỏi, S = Dấu ngã, R = Dấu nặng. Nhóm X, K, V, W, H thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu trăng ᨆ hay dấu móc ˀ cho các chữ ắ ằ ẳ ẵ ặ, ớ ờ ở ỡ ợ, ứ ừ ử ữ ự.

Nhóm B, D, Q, G, F thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu nón ^ cho chữ ấ ầ ẩ ẫ ậ, ế ề ể ễ ệ, ố ồ ổ ỗ ộ. Nhóm O, Y, P, trong đó chữ O thay thế dấu trăng ᨆ hoặc dấu móc ˀ cho chữ có thanh ngang như ă, ơ, ư; chữ P là ký hiệu chữ bỏ dấu thanh & dấu phụ, chỉ đặt P sau chữ không có dấu thanh và dấu phụ nào trong chữ có vần để không bị hiểu lầm qua chữ khác; chữ Y thay thế dấu nón ^ cho chữ có thanh ngang như â, ê, ô.

Đỗ Hợp

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/co-hay-khong-viec-vien-ngon-ngu-hoc-viet-nam-tu-choi-tham-dinh-chu-vn-song-song-40-1636681.tpo