Cô giáo Sơn gương mẫu, tận tâm với nghề

Nhiều năm qua, cô giáo Phan Thị Sơn, giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, trường THPT chuyên Lương Văn Tụy được đồng nghiệp và các thế hệ học sinh yêu mến, quý trọng bởi sự tận tâm, tận lực và tình yêu nghề nghiệp cũng như môn học mà mình tham gia giảng dạy. Cô cũng là đại diện tiêu biểu cho giáo viên ngành Giáo dục Ninh Bình được khen thưởng do có thành tích trong thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cô giáo Phan ThịSơn cho biết: Là giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân, một môn học bị quanniệm là “phụ” nên thường không nhận được sự quan tâm, say mê học tập của các emhọc sinh. Do đó, để thu hút các em học tập, các tiết dạy được cô Sơn chuẩn bịchu đáo và thường xuyên đổi mới hình thức giảng dạy. Đặc biệt, khi có điều kiệnlà cô phối hợp với các tổ bộ môn và tổ chức các chuyên đề ngoại khóa phù hợpvới điều kiện thực tế của lớp, của trường. Đơn cử như giờ học ngoại khóa chuyênđề “Nhớ về Bác”, được diễn ra sôi động, lý thú bởi có những tấm hình, các đoạnnhạc về Bác được cô Sơn chuẩn bị đã kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo ở cácem học sinh, tạo sự phấn khởi, thích thú cho học sinh. Hay để truyền thêm cảmhứng học tập cho các em, cô Sơn thường lồng ghép, chia sẻ thêm các câu chuyệntừ thực tế đời sống ngoài đời để bài giảng thêm phần sinh động. Đó có thể làmột sự kiện đang diễn ra, đôi khi là câu chuyện của một người bạn, chuyện mà côgặp, thậm chí là chuyện của bản thân cô... Do đó, trong các bài giảng, học sinhđược nắm bắt, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, thấy môn học không còn rậpkhuôn, giáo điều nữa.

Cô giáo Sơn luôn quan niệm rằng, giáo viênkhông chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn nên là người bạn,sẵn sàng chia sẻ, quan tâm tới suy nghĩ, tâm tư của các em. “Với tôi, giáo dụccông dân nghĩa là giáo dục con người. Đây không chỉ là dạy để hình thành nhâncách con người, mà lớn hơn, cần thiết hơn là giáo dục cho các em về cách nhìnnhận sự việc, đánh giá con người, cụ thể là một ai đó, hay đơn giản hơn là giúpcác em hiểu rõ bản thân mình là ai, có ưu điểm gì để phát huy, khắc phục nhữngđiểm yếu, sai lầm của mình... để ngày càng hoàn thiện, trở thành con người cóích, một công dân tốt trong xã hội.”. Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy, côSơn luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ quan điểm, chínhkiến của mình, đồng thời xây dựng các tình huống để học sinh chính là ngươìgiải quyết các tình huống đó, từ đó tạo thêm sự gần gũi, gắn kết giữa cô vàtrò, tạo cảm giác thoải mái, thích thú, ham học cho các em học sinh.

Có gần 30 năm gắnbó với nghề giáo viên, cô Sơn xác định, giảng dạy bộ môn GDCD nên người giáoviên càng phải gương mẫu, sống có đạo đức, trách nhiệm theo lời Bác Hồ dạy, làtấm gương cho học sinh noi theo. Do đó, cô luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức củamột nhà giáo, chủ động học tập, lĩnh hội kiến thức để giảng dạy cho học sinh.Quá trình công tác, giảng dạy tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, cô Sơn luônđược đánh giá cao về năng lực, trình độ chuyên môn và lối sống giản dị, thânthiện. Từ năm 2013, cô được Ban Giám hiệu tin tưởng giao trọng trách là Tổtrưởng tổ bộ môn chung gồm các môn Giáo dục công dân, Công nghệ và Thể dục quốcphòng, đồng thời được bầu là Bí thư Chi bộ tổ bộ môn.

ở nhiệm vụ nào,cô Sơn cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gương mẫu và thực hiện côngtác thi đua khen thưởng bình đẳng với các thành viên trong tổ. Nhiều năm liềnhoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, được tuyên dươnglà giáo viên nỗ lực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấptrường, cấp ngành, cấp tỉnh.., nhưng phần thưởng lớn nhất trong quá trình theonghề dạy học cao quý, theo cô đó là đã định hướng, giáo dục được nhiều thế hệhọc sinh ngoan ngoãn, sống có lý tưởng, hoài bão và nhân cách tốt, trở thànhnhững công dân ưu tú, có ích cho xã hội.

Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/co-giao-son-guong-mau-tan-tam-voi-nghe-20190830081813914p4c31.htm