Cô giáo dùng ngôn ngữ tuổi teen dạy học khiến trò xanh mặt

Mới đây, trong tiết dạy Văn của một trường cấp 3, cô giáo đã ra đề nhận xét về những câu văn. Đề bài chỉ là bình luận văn học cho đến khi lướt xuống câu 4, nhiều trò 'đứng hình' vì cách dùng từ teencode của cô.

Đề cho:

Câu 1: Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

Câu 2: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp

Câu 3: Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc.

Câu 4: "ThiẾU zẮng a 3 hUmz e k thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa".

Đề Văn yêu cầu dịch teencode tưởng không khó mà khiến học trò "xanh mặt".

Đề Văn yêu cầu dịch teencode tưởng không khó mà khiến học trò "xanh mặt".

Cả 4 câu trên đều mắc lỗi sử dụng từ ngữ hay ngữ pháp lủng củng. Đặc biệt với câu cuối cùng, việc dùng ngôn ngữ tuổi teen trong Văn học của cô giáo tưởng là chuyện quá bình thường với giới trẻ nhưng lại khiến nhiều học trò "bó tay".

Cụ thể đáp án:

- Câu 1: Từ "chót lọt" dùng miêu tả khí thế hiên ngang của người tử tù là không hợp lý. Bởi từ này sai chính tả (cách dùng đúng: "trót lọt"), và từ "trót lọt" cũng dùng để chỉ sự suôn sẻ khi vượt qua khó khăn nào đó.

- Câu 2: Từ "cao đẹp" bị lặp, khiến câu văn đọc không xuôi.

- Câu 3: Thiếu vị ngữ.

- Câu 4: Thuần Việt lại có nghĩa là: "Thiếu vắng anh 3 hôm, khiến em không thể sống thêm 1 phút giây nào nữa".

Theo Min/Vietnamnet.vn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/cong-dong-tre/co-giao-dung-ngon-ngu-tuoi-teen-day-hoc-khien-tro-xanh-mat-1467671.html