Cô giáo bất lực vì không có tiền chuyển viện cho con

Khi bác sĩ BV tỉnh đề nghị cho bé lên tuyến trên phẫu thuật, mẹ bệnh nhân - là cô giáo mầm non - đắng đo mãi vì gia đình quá nghèo...

Câu chuyện nhân văn được các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kể lại vào ngày 11-12, khi nơi đây tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Khánh D, 24 tháng tuổi, trú tại xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong tình trạng nuốt phải dị vật kim loại.

Câu chuyện nhân văn được các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kể lại vào ngày 11-12, khi nơi đây tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Khánh D, 24 tháng tuổi, trú tại xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong tình trạng nuốt phải dị vật kim loại.

Theo đó, vào khoảng 12h ngày 10-12, ltrong úc vui chơi, bé D vô tình nuốt cái vòng móc khóa kim loại. Bé được gia đình đưa ngay đến BV huyện, sau đó chuyển đến BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong tình trạng không có dấu hiệu nguy hiểm.

Qua chụp X quang, bác sĩ phát hiện vòng kim loại đường kính khoảng 2cm nằm ở thực quản ngang đốt sống cổ số 6-7 của bé. Để an toàn cho bệnh nhân, đồng thời do BV chưa đủ các kỹ thuật hỗ trợ như ống nội soi cho trẻ nhỏ, bác sĩ trực đề nghị chuyển bệnh nhân đi Hà Nội.

Dị vật hình trọng sau khi được gắp ra từ thực quản bệnh nhân

“Bệnh viện không có ống nội soi trẻ nhỏ, nếu dùng ống nội soi cho người lớn thì không đảm bảo an toàn. Trước đây các trường hợp tương tự từ 7 tuổi trở xuống đều chuyển tuyến trên” – một bác sĩ trong kíp trực cho hay.

Tuy nhiên, khi bác sĩ cho biết cần chuyển cháu bé đi Hà Nội, mẹ cháu bé – một giáo viên mẫu giáo tại trường xã - ngần ngại vì gia cảnh rất khó khăn. Đồng thời do vội đi nên không mang theo tiền, xin nợ lại các chi phí điều trị và vận chuyển. Mặc dù BV sẵn sàng miễn phí và hỗ trợ cháu 1 chuyến xe cấp cứu nhưng thấy bà mẹ rất lo lắng vì chưa biết tìm đâu ra khoản tiền để chi phí khi chuyển viện lên tuyến trên.

Trước tình hình đó, trực lãnh đạo huy động kíp nội soi tiêu hóa ngay trong ngày nghỉ, không đến 30 phút 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng có mặt cùng kíp trực gồm cùng các bác sĩ Tai - Mũi – Họng, Gây mê Phẫu thuật hội chẩn quyết định cố gắng bằng phương tiện hiện có (ống nội soi tiêu hóa người lớn), gây mê và sẵn sàng các điều kiện hồi sức (vì ống soi to, có thể ảnh hưởng đường thở) để lấy dị vật.

Thêm một khó khăn nữa là kìm để gắp dị vật người lớn đã bị hỏng, chưa mua được do phải chờ đấu thầu. Tuy nhiên, để có thể cứu bệnh nhân an toàn nhất, lúc 17 giờ 15, cháu bé được gây mê và soi.

Sau 10 phút tiến hành thủ thuật, với dụng cụ không phù hợp, lại thiếu, với sự cố gắng và thận trọng của các thầy thuốc, chiếc vòng được lấy ra an toàn, cháu bé không phải chuyển lên tuyến trên.

Các bác sĩ thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng người vui mừng nhất chính là mẹ của em bé bệnh nhân - một cô giáo mầm non trường xã quá nghèo!

HÀ PHƯỢNG

Nguồn PLO: http://plo.vn/xa-hoi/co-giao-bat-luc-vi-khong-co-tien-chuyen-vien-cho-con-744510.html