Có gì trong rốn của chúng ta?

Rốn là bộ phận ít được quan tâm trên cơ thể con người nhưng lại chứa đựng nhiều bí ẩn hơn bất kỳ cơ quan nào khác.

Rốn của chúng ta là vết sẹo đầu đời, được hình thành khi bác sĩ cắt dây rốn. Tùy vào cách vết sẹo này lành lại mà chúng ta có rốn lồi hay thụt vào trong. Rốn thụt vào trong là loại phổ biến hơn cả.

Rốn của mỗi người có sự khác biệt từ nếp gấp, lông, các tế bào chết và các vi khuẩn. Trong một nghiên cứu, 60 tình nguyện viên đã lấy các tế bào vật chất trong rốn của mình ra để làm xét nghiệm.

Các nhà khoa học nghiên cứu những mẫu này và phát hiện ra 2.300 loại vi khuẩn khác nhau. Tính trung bình, mỗi người có khoảng 67 loại vi khuẩn trong rốn của mình. Rất nhiều vi khuẩn không hẳn là vô hại, như tụ khuẩn vàng có thể dẫn đến sự nhiễm khuẩn. Loại khuẩn này có trong mũi, họng, tóc và rốn.

Nhưng các nhà khoa học cũng phát hiện ra các loại vi khuẩn chưa từng thấy trên da người. Như Marimonas, một chủng vi khuẩn mà trước kia các nhà khoa học chỉ tìm thấy ở biển. Và còn có cả vi khuẩn mà các đầu bếp sử dụng làm pho mát.

Và có người đã làm như vậy thật. Có người phụ nữ đã nuôi vi khuẩn lấy ra từ trong rốn trong một chiếc đĩa petri và đổ sữa vào đĩa này. Vài giờ sau, sữa vón cục lại thành pho mát. Bạn có dám ăn loại pho mát này không?

Điều quan trọng là đại đa số các vi khuẩn từ rốn đều vô hại. Trên thực tế, các nghiên cứu mới đây cho thấy các vi khuẩn này sẽ làm tăng khả năng tự bảo vệ của làn da bạn. Nhưng nếu như không bao giờ làm sạch rốn, bạn có thể gặp rắc rối về sức khỏe.

Điều thường thấy là rốn sẽ bốc mùi giống như mùi cơ thể. Điều tồi tệ nhất là vùng rốn sẽ bị nhiễm trùng, một dạng như viêm họng hoặc viêm nhiễm nấm. Điều đó có thể khiến rốn bạn ửng đỏ, ngứa ngáy. Nặng hơn có thể dẫn đến mưng mủ, chảy máu.

Các vi khuẩn tấn công rốn của chúng ta thường đến từ bên ngoài, cũng có thể do những sự xâm chiếm đến từ bên trong. Khi nằm trong bụng mẹ, dây rốn có nhiệm vụ kết nối người mẹ và thai nhi qua một phần cơ mở thuộc vùng bụng.

Thông thường, phần này sẽ đóng lại sau khi em bé chào đời. Nhưng trong một vài trường hợp, phần cơ này không thật sự đóng khít. Điều này có thể khiến nội tạng tuột ra bên ngoài. Tỉ lệ thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh tại Mỹ là 1/5. Hầu như không gặp hiện tượng này ở người lớn.

(Tổng hợp)

Trương Công Hiếu

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/video-co-gi-trong-ron-cua-chung-ta-a440626.html