Có gì trong nhà máy chế tạo trực thăng cho Việt Nam?

Công ty cổ phần 'Nhà máy hàng không Ulan-Ude' hiện là một trong những công xưởng chế tạo trực thăng quân sự hàng đầu của Nga, vô số máy bay họ Mi-8/17 dành cho Việt Nam được sản xuất tại đây.

Mới đây, Nhà máy hàng không Ulan-Ude (Cộng hòa Buryatia, Liên bang Nga) đã “mở cửa” cho các phóng viên báo chí Nga được phép vào thăm quan, chụp ảnh thoải mái về công tác thiết kế, sản xuất, thử nghiệm các loại trực thăng hiện đại nhất. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Mới đây, Nhà máy hàng không Ulan-Ude (Cộng hòa Buryatia, Liên bang Nga) đã “mở cửa” cho các phóng viên báo chí Nga được phép vào thăm quan, chụp ảnh thoải mái về công tác thiết kế, sản xuất, thử nghiệm các loại trực thăng hiện đại nhất. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Dù là nhà máy sản xuất trực thăng nhưng bên ngoài khuôn viên người ta lại “lập tượng đài” máy bay phản lực MiG-15 – đây cũng là một trong những sản phẩm của nhà máy thời Liên Xô. Ngoài ra, nhà máy từng tham gia sản xuất máy bay trinh sát Yak-25RV, tiêm kích bom MiG-27, cường kích Su-25UB và cả máy bay vận tải An-24B. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Hiện nay nhà máy Ulan-Ude chủ yếu sản xuất các dòng trực thăng cho Không quân Nga và phục vụ xuất khẩu. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Sản phẩm nổi tiếng nhất của Ulan-Ude đó chính là series trực thăng Mi-8, nhà máy bắt đầu khởi động dây chuyền từ năm 1970. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Các chuyên gia IT đang thực hiện phần việc liên quan tới thiết kế tổng thể trên máy tính. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Ulan-Ude hiện có thể sản xuất phần lớn linh kiện của các dòng trực thăng Mi-8/17. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Phần vỏ của trực thăng Mi-8/17 được chế tạo tại nhiều xưởng của nhà máy trước khi đưa vào khu vực lắp ráp. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Đây có thể là phần vỏ liên quan tới đuôi máy bay. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Vỏ cabin trực thăng Mi-8. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Một chiếc trực thăng họ Mi-8/17 đã dần thành hình. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Xưởng phụ trách việc lắp ráp tổng thể Mi-8. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Các công việc này đòi hỏi độ chính xác cao và tính tin cậy nên con người vẫn làm chủ, chưa thể tự động hóa máy móc hoàn toàn. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Bên trong cabin “truyền thống” của dòng Mi-8/17. Hiện Ulan-Ude có thể thiết kế bảng điều khiển kiểu phương Tây với màn hình LCD đẹp mắt, nhưng tùy phiên bản và tùy yêu cầu khách hàng, những bảng điều khiển kiểu đồng hồ này vẫn được sử dụng. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Một chuyên gia đang thực hiện lắp ráp động cơ tuabin trục cho trực thăng Mi-17. Nguồn ảnh: Marina Lystsev

Sau khi hoàn thành phần lắp ráp và test trong nhà máy, trực thăng sẽ được đưa tới sân bay của Ulan-Ude thực hiện bài bay thử nghiệm đầu tiên. Trong ảnh, trực thăng Mi-8AMT sơn màu trắng tuyết chuẩn bị cất cánh. Nguồn ảnh: Marina Lystsev.

Video trực thăng Mi-8 cất hạ cánh ở Đức. Nguồn: ArmSource

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/co-gi-trong-nha-may-che-tao-truc-thang-cho-viet-nam-1233137.html