Có gì trong lễ cầu may lâu đời tại Nhật Bản?

Yukari Chikura tìm đến ngôi làng 1.300 năm tuổi để ghi lại nghi thức cầu may tại đây. Những khoảnh khắc đó được in trong cuốn sách ảnh mang tên 'Zaido'.

 Tại một ngôi làng cổ kính ở Nhật Bản, nghi lễ cầu bình an và may mắn diễn ra hàng năm. Nhiếp ảnh gia Yukari Chikura có dịp chứng kiến và ghi lại những khoảnh khắc trong nghi lễ thiêng liêng này vào năm 2011. Đây là khung cảnh bình minh của nơi nghi lễ Zaido tổ chức. Nghi thức này có từ thời Nara (năm 710 đến 794), còn được gọi là "Ngày khiêu vũ trọng đại".

Tại một ngôi làng cổ kính ở Nhật Bản, nghi lễ cầu bình an và may mắn diễn ra hàng năm. Nhiếp ảnh gia Yukari Chikura có dịp chứng kiến và ghi lại những khoảnh khắc trong nghi lễ thiêng liêng này vào năm 2011. Đây là khung cảnh bình minh của nơi nghi lễ Zaido tổ chức. Nghi thức này có từ thời Nara (năm 710 đến 794), còn được gọi là "Ngày khiêu vũ trọng đại".

Thời điểm đó, Yukari Chikura lên đường với nỗi đau mất cha, sau trận động đất và sóng thần. Nhiếp ảnh gia này nhớ về lời kể của người cha quá cố: “Hãy tìm đến ngôi làng ẩn sâu trong tuyết trắng” nên quyết định tới đó. Những khoảnh khắc về phong tục cổ xưa đã được tập hợp trong cuốn sách ảnh Zaido, phát hành vào tháng 7 vừa qua. Trong hình, loài chim thần thoại Yatagarasu tượng trưng cho "thần dẫn đường” và là “hóa thân của Mặt Trời”.

Những người tham gia nghi lễ sẽ đi bộ trên con đường phủ đầy tuyết để đến các ngôi đền, nhiệt độ ngoài trời là âm 20 độ C. Trước khi trở thành nhiếp ảnh gia, Yukari Chikura theo học âm nhạc và làm nghề lập trình viên. Tác phẩm của cô đã được xuất bản trên New York Times và lưu trữ tại nhiều bảo tàng nhiếp ảnh ở Pháp, Mỹ.

Một đứa trẻ thực hiện nghi lễ thanh tẩy Tori-mai. Cậu bé uống nước từ chiếc bồn lớn (chōzuya) truyền thống. Cái lạnh giá của tháng giêng khiến những đứa trẻ tham gia khó khăn khi đi trên tuyết bằng đôi giày rơm.

Đây là ngôi đền dành riêng cho nữ thần Amaterasu. Nó đặt ở nơi giáp ranh giữa các quận Aomori, Iwate và Akita.

Lễ hội thường được tổ chức vào ngày thứ hai của năm mới. Nhóm người hành lễ phải dậy từ rất sớm, khi trăng vẫn còn trên bầu trời.

Những người biểu diễn tập hợp trước khi tiến hành nghi lễ. Họ sẽ hiến dâng cho thần linh những vũ điệu thiêng liêng.

Các vũ công múa điệu Daigongen. Nghi thức này nhằm xoa dịu con gái của một vị hoàng đế đã bị giam cầm từ lâu trong lòng núi Gonomiya.

Những người thực hiện phải trải qua nhiều nghi lễ thanh tẩy khắc nghiệt, chẳng hạn thủ tục tắm đá lạnh giữa thời tiết âm 20 độ C.

Trong suốt quá trình thực hiện nghi lễ, người tham gia phải tự thanh tẩy bằng cách kiêng thịt. Một số người theo tập tục này liên tục 48 ngày cho đến thời điểm nghi lễ Zaido diễn ra. Họ tin rằng bản thân phải thanh sạch mới có thể đem lại may mắn, bình an.

Thiên Nhan
Ảnh: Yukari Chikura

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/co-gi-trong-le-cau-may-lau-doi-tai-nhat-ban-post1120078.html