Cô gái có khả năng đặc biệt chỉ nơi tìm ra phượt thủ mất tích ở Tà Năng - Phan Dũng?

Theo người tổ chức tour trekking Tà Năng - Phan Dũng, một cô gái giới thiệu có khả năng đặc biệt đã gọi điện và chỉ cho anh nơi tìm thấy thi thể phượt thủ Thi An Kiện.

Ông Huỳnh Văn Điển – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, Bình Thuận xác nhận phượt thủ Thi An Kiện (24 tuổi, ngụ tại TP. HCM) bị mất tích trưa 12.5 tại cung đường Tà Năng - Phan Dũng (thuộc địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận), đã được tìm thấy trong tình trạng tử vong.

Một nhóm tìm kiếm đã phát hiện thi thể Thi An Kiện tại tầng 4 thác Lao Phào sau 8 ngày tìm kiếm. Hiện lực lượng này cùng gia đình Kiện tổ chức đưa thi thể anh về Phan Dũng.

Trước đó, phượt thủ Thi An Kiện tổ chức trekking (đi bộ dài ngày, hay hình thức du lịch mạo hiểm dã ngoại ngoài trời ở những nơi hoang dã) cung đường Tà Năng - Phan Dũng cùng 6 người bạn. Nhóm xuất phát từ Tà Năng vào ngày 11.5. Trưa 12.5, cả nhóm ngồi nghỉ ở một ngã ba nhỏ, giáp ranh hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận thì phát hiện Kiện mất tích. Cả nhóm đã tổ chức tìm kiếm bạn phượt nhưng không có kết quả. Gia đình đã nhờ các nhóm phượt cùng chính quyền địa phương hơn 100 người với các phương tiện tìm kiếm như flycam, chó tổ chức tìm kiếm.

Tà Năng - Phan Dũng là cung đường trekking đẹp nhưng đầy rẫy hiểm nguy - ảnh: Nguyễn Trường Giang

Tà Năng - Phan Dũng là cung đường trekking đẹp nhưng đầy rẫy hiểm nguy - ảnh: Nguyễn Trường Giang

Anh Bảo, người tổ chức tour trekking Tà Năng - Phan Dũng, chia sẻ rằng một cô gái có khả năng đặc biệt gọi điện thông báo, giúp nhóm tìm thấy thi thể của Thi An Kiện ở tại tầng 4 thác Lao Phào. Cụ thể như sau:

Sáng 18.5 có một cuộc điện thoại gọi điện đến cho Bảo (người này là n, xin được giấu tên). Cô ấy giới thiệu mình có khả năng đặc biệt, hồi nhỏ 7 tuổi leo núi rồi té thác cao 20m không chết, sau đó có 1 vết thương ở đầu. Cô kể từ lúc tai nạn có khả năng đặc biệt đoán được những chuyện tương lai, như ngày ông bà cô mất hay những chuyện liên quan hầu hết cô đều đoán đúng...

Cô nói có theo dõi hành trình tìm Kiện hôm qua giấc thấy có người dẫn cô đi đến nơi Kiện đang mắc kẹt. Cô nhìn thấy đó là con thác cao, có cây cao. Bên trong hốc đá, Kiện đang nằm ngang với nước. Cô liên lục nhắc đi nhắc lại về giấc mơ vì đêm hôm qua mơ đi mơ lại đến 5 lần. Cô nói muốn chia s điều này và mong muốn mọi người tìm đến chỗ trong mơ mà cô thấy.

Theo miêu tả của cô gái này, Bảo thấy chỗ cô miêu tả giống hệt địa điểm tầng thác cao nhất thuộc Thác Lao Phào (chổ phát hiện ra manh mối Kiện đánh rơi đồ), tức là Kiện đang nằm gần trong hang, dưới chân thác nhưng lại ngang với mực nước theo miêu tả. Ch này có một người trong nhóm tìm đến được nhưng có thể tìm chưa kỹ.

Không biết do trùng hợp hay điều gì đó, thi thể của Kiện cũng được phát hiện ngay chỗ thác Lao Phào như lời kể của cô, sau nỗ lực của hơn 100 người tham gia tìm kiếm trước đó nhưng không thể mang lại kết quả như mong đợi”.

Tìm thấy thi thể Tạ An Kiện tại tầng 4 thác Lao Phào.

Cung đường rừng Tà Năng - Phan Dũng trải qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận với độ dài hơn 50km. Đó là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam và là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền Trung.

Tuy nhiên, Tà Năng - Phan Dũng là cung đường rất khó chinh phục và đặc biệt nguy hiểm trong mùa mưa bởi tính chất địa hình đồi núi.

Những người khám phá cung đường này ngoài việc phải băng rừng, leo đèo, còn phải vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống 500 m so với mực nước biển.

Những người muốn trekking cung này cần chuẩn bị tâm lý, sức khỏe cũng như tập hợp một nhóm ăn ý.

Vào mùa khô, Tà Năng nhuốm màu cỏ cháy, đến con suối cũng yên ả, hiền hòa. Song vào mùa mưa, đường đi khó khăn hơn do trơn, trượt. Nếu mưa lớn, nước lũ có thể về rất nhanh nên người dẫn đoàn phải là người cực kỳ kinh nghiệm.

Học kỹ năng sinh tồn trước mỗi chuyến trekking

Để tránh rơi vào tình trạng phải nuối tiếc thì việc chuẩn bị trước mỗi chuyến trekking là rất cần thiết.

Đừng bao giờ đi một mình nếu bạn chưa phải “chúa sơn lâm”. Cũng không cần thể hiện trong rừng, vì chẳng có mấy ai xem bạn thể hiện cả.

Porter luôn là bạn đường tin cậy, không chỉ vác đồ giúp mà còn chỉ dẫn đường, cảnh báo các đoạn nguy hiểm, trò chuyện hay kể các câu chuyện thú vị ở điểm đến. Thế nên bạn đừng tiếc tiền thuê họ.

Nhân loại đã mất công sáng chế ra la bàn, GPS thì mình nên dùng và biết cách dùng khi vào rừng.

Một đoàn nên đi số lượng vừa phải, đều sức để tránh lạc nhau. Trung bình 4 người nên có ít nhất một porter. Porter dẫn đường và luôn để một người cứng nhất chốt đoàn.

Nếu đùn đẩy hết đồ cho porter hay bạn đi cùng, đồng nghĩa bạn tự tước đi cơ hội sống sót của mình khi lạc trong rừng. Trong một ba nhỏ gọn có thể chứa đủ nước, lương thực hay các dụng cụ cơ bản để sống sót trong rừng hoặc đánh dấu khi lạc.

- Nên trang bị một số vật dụng cơ bản khi vào rừng như la bàn, thiết bị có GPS để đánh dấu và tìm đường.

- Sạc dự phòng, điện thoại di động 2 chiếc (1 smartphone, 1 cái pin trâu) để liên lạc cảnh báo (nếu chưa mất sóng)

- Bật lửa, bông thẩm cồn khô để đốt lửa cảnh báo (khu quang).

- Đồ ăn nhẹ mà giàu năng lượng.

- Dao đa năng (kiểu Victorinox) đánh dấu vào cây khi lạc. Đảm bảo bạn có thể quay lại chỗ gần nhất trước khi lạc và người tìm có thể theo dấu.

- Còi cứu sinh. Một số ba hiện nay tích hợp còi vào khuy bấm đai ngực.

- Dây thừng khi qua suối, leo dốc cao.

- Trước khi đi thì nên biết cách để trở về an toàn.

Ô tô phóng nhanh, tông vào xe phía trước và lật ngang ở Quảng Ninh:

Ô tô tải rẽ phải không quan sát, cát chết 1 người trên xe máy ở Vũng Tàu. Người phụ nữ cầm lái may mắn thoát chết vì tài xế ô tô tải đi chậm khi cán lên xe máy nên thắng lại.

Nhân Hoàng (tổng hợp)

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/the-gioi-mang-c-85/thoi-su-facebook-c-145/co-gai-co-kha-nang-dac-biet-chi-noi-tim-ra-phuot-thu-mat-tich-o-ta-nang-phan-dung-88543.html