Cô gái 26 tuổi đột ngột qua đời trước ngày cưới, chuyên gia 'vạch mặt thủ phạm' chính là do thói quen ăn uống xấu

Các bác sĩ cho biết, thói quen uống trà sữa như nước lọc có thể là nguyên nhân bị nhồi máu cơ tim, dẫn đến cái chết thương tâm của cô gái 26 tuổi.

Sự ra đi đột ngột của cô gái 26 tuổi trước ngày kết hôn khiến cả gia đình và người thân vô cùng đau xót. Nguyên nhân rất có thể bắt nguồn từ cách ăn uống thiếu khoa học của cô.

Gia đình cho biết, vì sắp kết hôn nên gần đây nhịn ăn với hy vọng người thon gọn để mặc bộ váy cưới đẹp hơn. Thế nhưng, cô thường xuyên rơi vào trạng thái chóng mặt và mệt mỏi. Những lúc như thế, cô thường uống trà sữa thì cảm thấy người tỉnh táo trở lại, vậy nên có những ngày cô uống trà sữa như nước lọc.

Lạm dụng trà sữa chính là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Lạm dụng trà sữa chính là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong một buổi chiều định mệnh, sau khi uống một cốc trà sữa, cô đột ngột lên cơn đau tim, dẫn đến ngất đi và rơi vào hôn mê, chỉ sau 1 giờ cô gái trút hơi thở cuối cùng. Các bác sĩ cho biết, cô ra đi đột ngột do bị nhồi máu cơ tim.

Theo các bác sĩ, trà chứa một lượng lớn kem, kem có chứa axit béo chuyển hóa, do vậy, uống trà sữa mỗi ngày sẽ dẫn đến hấp thụ axit béo chuyển hóa, về lâu dài khiến mạch máu sẽ bị tắc nghẽn.

Việc lạm dụng ăn uống thực phẩm có chứa axit béo chuyển hóa dễ gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, dẫn đến huyết khối và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Dấu hiệu cảnh báo sớm người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim được xếp vào dạng biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành, đồng thời đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong các bệnh lý về tim mạch.

Ảnh minh họa

Người bệnh có thể nhận biết nhồi máu cơ tim dựa vào các dấu hiệu cụ thể như vùng xương ức trước tim xuất hiện các cơn đau thắt dữ dội như bị bóp nghẹt; cơn đau sau đó lan dần tới vai trái lẫn tay trái; đau buốt đến tận ngón áp út và ngón út. Những cơn đau này thường xuất hiện một cách đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã sử dụng thuốc giảm đau. Cơn đau có thể lan đến cổ, cằm, vai, lưng hoặc vùng thượng vị.

Tuy nhiên, cũng có một số ít những trường hợp người bệnh ít thấy đau hoặc thậm chí không thấy đau, ví dụ như người bệnh sau mổ, huyết áp cao, đái tháo đường.

Ngoài ra, nhồi máu cơ tim có một số dấu hiệu nhận biết khác như khó thở, mồ hôi vã ra nhiều, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực, giảm trí nhớ, ngón tay chân lạnh, da tái nhợt,...

Phòng bệnh ngay chế độ sinh hoạt, ăn uống

Để phòng căn bệnh nguy hiểm này, tốt nhất người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh để có hướng phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trước hết, ngay từ khi chưa mắc bệnh đã cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để phòng bệnh nói chung và phòng ngừa bệnh tim mạch nói riêng. Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim và mạch vành.

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/co-gai-26-tuoi-dot-ngot-qua-doi-truoc-ngay-cuoi-chuyen-gia-vach-mat-thu-pham-chinh-la-do-thoi-quen-an-uong-xau-20200930164928877.htm