Có đáng để bay với hãng hàng không giá cực rẻ

Các hãng hàng không bán vé máy bay giá cực rẻ tìm kiếm lợi nhuận như thế nào? Các khách hàng có nên sử dụng dịch vụ của họ?

Giá vé một chuyến bay kéo dài 7 giờ qua Đại Tây Dương của một hãng hàng không giá rẻ Na Uy chỉ vào khoảng 154 USD (một chiều, đã bao gồm thuế).

Mức giá siêu rẻ này không phải điều gì quá bất thường, CNN nhận định. American Airlines và Lufthansa đều đang tranh giành tiền xu của hành khách với việc cung cấp giá vé khứ hồi giữa các thành phố khác nhau của Mỹ và châu Âu với giá dưới 400 USD.

Làm thế nào mà các hãng hàng không có được lợi nhuận với mức giá vé thấp như vậy?

 Vé một chuyến bay qua Đại Tây Dương có thể chỉ thấp ở mức 154 USD.

Vé một chuyến bay qua Đại Tây Dương có thể chỉ thấp ở mức 154 USD.

Thực ra là họ không có lợi nhuận, ông Gerald Cook, giáo sư Đại học Hàng không Embry-Riddle, nhận định. Và đó là một phần của hệ thống giá bí ẩn của ngành hàng không.

Ông giải thích: "Vé giá rẻ đến châu Âu như vậy không mang lại lợi nhuận cho bất kỳ hãng hàng không nào. Tuy nhiên, nó làm tăng thêm tổng doanh thu của chuyến bay".

Vai trò của giá rẻ

Theo ông, giá vé máy bay không trực tiếp được xác định dựa trên chi phí cho mỗi ghế ngồi. Tổng chi phí để vận hành một chuyến bay bao gồm hóa đơn nhiên liệu khổng lồ, tiền lương cho hai hoặc nhiều phi công và phi hành đoàn được đào tạo chuyên sâu, chi phí thực phẩm, làm sạch và khấu trừ chi phí máy bay.

"Lịch trình hàng không thường được được thiết lập hai lần hàng năm. Chi phí dự toán cho một lịch trình như vậy hầu như cố định. Giá nhiên liệu có thể thay đổi, nhưng đó không phải là thứ mà các hãng hàng không kiểm soát", ông nói.

Ryanair, hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng ở châu Âu, từng tiết lộ rằng giá vé trung bình của hãng không thực sự chi trả cho chi phí vận chuyển hành khách.

Tuy nhiên, việc này rất có lợi vì hãng hàng không tạo ra được doanh thu thông qua các gói lựa chọn hành lý, chỗ ngồi và bán hàng trên tàu bay. Tất cả sản phẩm này có lợi nhuận cao hơn so với chính việc bán chỗ ngồi.

Bên trong cabin của máy bay một hãng hàng không giá rẻ Na Uy.

Các hãng hàng không bay thường xuyên mỗi ngày sẽ càng tốt hơn vì hãng có thể tính phí cho các tính năng bổ sung này thường xuyên. Nhưng với các tàu bay chủ yếu chạy tuyến đường dài qua Đại Tây Dương thì không thể.

Ông Cook cho biết: "Sự thay đổi thực sự không phải là chi phí, đó là doanh thu. Mục tiêu của hãng hàng không là tối đa hóa doanh thu cho một chuyến bay cụ thể vào một ngày cụ thể, dựa trên nhu cầu thực tế và dự kiến".

Ông Cook ước tính rằng khoảng 10% của tất cả các ghế có sẵn sẽ được áp giá vé phổ thông cơ bản.

Điều đó có nghĩa là trên một máy bay phản lực thân rộng điển hình tới châu Âu, khoảng 30 chỗ ngồi có sẵn với mức giá giảm. Khi những vé đó được bán, giá vé thường sẽ tăng khi cận ngày du lịch.

Ông Cook cảnh báo tới những người chuyên săn vé rẻ hãy cẩn thận: "Nếu bạn cố gắng đặt một chỗ ngồi hạng phổ thông sát ngày khởi hành thì giá vé bạn trả có khả năng gấp 10 lần giá vé phổ thông cơ bản". Ông cũng khuyên du khách nên đặt vé sớm ngay khi có kế hoạch sẽ đi du lịch.

Thuật toán may mắn

“Nếu các hãng hàng không không cung cấp vé giá rẻ để lôi kéo hành khách thì sẽ không bán được các ghế còn lại và không tạo ra doanh thu. Tốt hơn hết là bán một số ghế với vé giá rẻ. Nhưng không bán vé quá rẻ và quá nhiều”, Henry Harteveldt, người sáng lập Tập đoàn nghiên cứu khí quyển và là một chuyên gia trong ngành hàng không, nói.

Ông cho rằng không có hãng hàng không nào giảm giá nhiều hơn mức họ cần. Và không có phó chủ tịch doanh thu nào nhận được tiền thưởng cho việc giảm giá vé.

Hãng hàng không mới nhất của Mỹ JetBlue.

Harteveldt cho biết mục tiêu của các hãng hàng không là bán vừa đủ giá vé phổ thông cơ bản để cạnh tranh với đối thủ giá rẻ và cũng đẩy hành khách vào các hạng vé cao hơn là vé phổ thông, phổ thông cao cấp và hạng thương gia.

Các hãng hàng không sử dụng phần mềm phức hợp để điều chỉnh giá dựa trên dữ liệu lịch sử, giá vé của đối thủ cạnh tranh, doanh số dự kiến và thực tế cho một hạng vé cụ thể trên chuyến bay, cùng với sự giám sát của các nhóm nội bộ.

"Nhu cầu lành mạnh"

Có phải chúng ta đang trong thời đại hoàng kim của giá vé giá rẻ ? Chuyên gia Harteveldt nghĩ vậy. Ông giải thích: "Giá nhiên liệu là hợp lý. Có nhu cầu lành mạnh cho du lịch hàng không ở Mỹ, châu Âu, Mỹ Latinh và châu Á. Giá vé giảm thấp ở nơi thị trường có đối thủ cạnh tranh dựa trên giá cả".

Ông lấy ví dụ khi hãng hàng không giá rẻ Southwest xuất hiện trên thị trường thì giá vé giảm xuống. Cụ thể khi vào thị trường của Hawaii, giá vé rẻ xuống đến 49 USD từ West Coast. Và lúc đó đối thủ cạnh tranh của hãng này là Hawaiian Airlines và United "sẽ phản ứng một cách có kiểm soát, có kỷ luật".

Logic tương tự được áp dụng cho các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. "Ngay cả khi bạn không bay hãng hàng không của Na Uy thì cũng nên cảm ơn họ bởi vì họ có thể khiến giá vé của hãng khác thấp hơn", ông Harteveldt nhấn mạnh.

JetsBlue là một trong những hãng hàng không mới nhất của Mỹ. Hãng tuyên bố sẽ bay xuyên Đại Tây Dương và sẽ bắt đầu các chuyến bay từ London đến New York và Boston vào năm 2021.

Giáo sư Cook đưa ra quan điểm: "Trên các tuyến Bắc Đại Tây Dương, có rất nhiều sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không, có hãng đến và đi nhưng nhìn chung giá vé sẽ luôn ở lại”.

Thanh Huyền

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/co-dang-de-bay-voi-hang-hang-khong-gia-cuc-re-post939986.html