Cơ chế mới thúc đẩy tư nhân tham gia dịch vụ công

Với những quy định trong Nghị định mới, các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn.

Toàn cảnh buổi họp bảo. Ảnh: VGP/Huy Thắng.

Toàn cảnh buổi họp bảo. Ảnh: VGP/Huy Thắng.

Đây là khẳng định của ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) tại cuộc họp báo chuyên đề về Nghị định 32/2019/NĐ- CP quy định giao nhiệm vụ , đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Ông Phạm Văn Trường cho biết, việc xây dựng và ban hành Nghị định 32/2019/NĐ-CP nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

Đặc biệt quy định một cách toàn diện, thống nhất về các vấn đề liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công, tạo công bằng, minh bạch trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN).

Cụ thể, Nghị định 32 được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước. Nghị định quy định cụ thể về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công (dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN) thực hiện theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo các phương thức này (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định)…

Đáng lưu ý, Nghị định 32 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên trong việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu; trách nhiệm của ĐVSNCL và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công khác; trách nhiệm của cơ quan theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả.

“Những quy định này sẽ giúp cơ quan thực hiện dễ dàng áp dụng cũng như cơ quan giám sát có cơ sở đánh giá rõ ràng hơn. Từ đó nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ công và hiệu quả của việc sử dụng NSNN”, ông Phạm Văn Trường nói.

Cũng theo ông Trường, bước đầu thực hiện Nghị định 32 có thể còn khó khăn vướng mắc nhất định do các bộ ngành sẽ phải thực hiện đánh giá, sắp xếp lại. Nhưng khi việc thực hiện đi vào nề nếp thì sẽ có nhiều thuận lợi, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho các dịch vụ công.

Vai trò của tư nhân trong cung cấp dịch vụ công cũng được dư luận quan tâm. Các chuyên gia cũng cho rằng huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp các dịch vụ công sẽ mang đến nhiều lợi ích. Điều này phù hợp với chủ trương “thoái sức” Nhà nước ra khỏi lĩnh vực dịch vụ công không cần thiết, thu gọn bộ máy quản lý nhà nước theo đúng chức năng cốt lõi.

Thực tế, hiện còn rất nhiều dịch vụ công đang do các cơ quan nhà nước thực hiện trong quy trình gần như khép kín, gắn với chức năng quản lý nhà nước, như các hình thức cấp phép, thẩm định năng lực…

Cách làm này nhiều khi đẩy cơ quan nhà nước vào thế vừa làm luật, vừa giám sát và vừa là người chơi. Hệ quả là nguy cơ gây ra tình trạng không minh bạch, cơ chế xin – cho, “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Trong khi đó, trong nhiều trường hợp, khu vực tư nhân thể hiện vai trò sử dụng hiệu quả đồng vốn tốt hơn so với khu vực công.

Cụ thể, khu vực tư nhân có cơ chế giám sát tài chính chặt chẽ trong quá trình triển khai, vận hành dự án, giảm thiểu thất thoát vốn, giảm tối đa chi phí vận hành, duy trì dự án.

Khu vực tư nhân có thể sử dụng cơ chế thưởng phạt rõ ràng hơn. Khu vực tư nhân thường chủ động xây dựng cơ chế khuyến khích tốt nhất cho các nhà thầu xây dựng, nhà thầu và/hoặc bộ phận vận hành dự án thông qua cơ chế thưởng, phạt; tiết giảm đến mức tối đa các cấp quản lý từ đó góp phần giảm đáng kể thời gian và chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của dự…

Anh Minh

Nguồn Chính Phủ: http://baochinhphu.vn/kinh-te/co-che-moi-thuc-day-tu-nhan-tham-gia-dich-vu-cong/367151.vgp