Cơ chế giải quyết tranh chấp trong EVFTA nhanh hơn WTO

Với EVFTA, mọi tranh chấp giữa nhà đầu tư EU và Chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam tại EU được đánh giá trong một số mặt là sẽ nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được coi là một FTA thế hệ mới với nhiều nội dung tự do hóa thương mại và cấp độ hội nhập sâu rộng, cấp tiến hơn các hiệp định tương tự trước đây.

Cơ chế giải quyết nhanh hơn so với WTO

EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi các cam kết của Hiệp định.

“Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các Chương của Hiệp định và được đánh giá trong một số mặt là nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO”, các chuyên gia thuộc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.

EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi các cam kết của Hiệp định.

EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi các cam kết của Hiệp định.

Cơ chế này được thiết kế với tính chất là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng, khi các bên không giải quyết được tranh chấp bằng các hình thức khác. Cơ chế này bao gồm các quy trình và thời hạn cố định để giải quyết tranh chấp, theo đó hai Bên trước tiên phải tham vấn, nếu tham vấn không đạt được kết quả thì một trong hai Bên có thể yêu cầu thiết lập một Ban hội thẩm bao gồm các chuyên gia pháp lý độc lập.

Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác mềm dẻo hơn: Cơ chế trung gian, để xử lý các vấn đề liên quan tới các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương mại song phương.

Khác với CPTPP, EVFTA khuyến khích các bên lựa chọn một trong các hình thức giải quyết tranh chấp thân thiện như: thương lượng, trung gian hòa giải hoặc tham vấn. Các quy định về tham vấn và thương lượng của EVFTA được thiết kế rất chi tiết, đặc thù và không giống với bất kỳ một Hiệp định thương mại tự do nào mà Việt Nam đã ký kết.

Lưu ý dành cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Nhìn chung các điều ước đầu tư quốc tế được xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi họ thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài.

“Nhưng các doanh nghiệp kinh doanh trong nước, nhìn chung sẽ không được hưởng lợi từ các cơ chế giải quyết tranh chấp này nếu có tranh chấp với nhà nước”, PGS.TS Trần Việt Dũng, Trưởng khoa luật quốc tế, Đại học luật TP HCM, Cố vấn cao cấp VICTORY LLC đưa ra lưu ý.

Theo quan điểm của ông Dũng, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sẽ cần phải nắm bắt các nguyên tắc và quy định cua các điều ước bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và quốc gia liên quan.

“Nếu đầu tư sang các thị trường như Úc, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Canada, Chile … các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải nắm các quy định về ưu đãi và bảo hộ đầu tư của hiệp định CPTPP; nếu đầu tư sang thị trường EU thì sẽ phải biết về EVFTA và tương tự nếu đầu tư vào Hàn Quốc thì sẽ là KVFTA”, ông Dũng khuyến nghị.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một về thương mại và một về đầu tư. 6/2018, hai Bên công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (nay có tên là EVIPA).

Huyền Trang

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/he-thong-toa-an-dau-tu-trong-khuon-kho-evfta-149091.html