Clip: Tưởng 'làm quen' được bạn tốt, ai ngờ trăn sa mạc bị rắn hổ mang nuốt chửng

Đánh giá sai đối thủ, không phải sự đùa giỡn nào cũng đúng đâu nhé trăn sa mạc.

Clip cà khịa hổ mang chúa, trăn sa mạc khó lòng thoát khỏi án tử:

Nhìn thấy rắn hổ mang, trăn sa mạc đã có một cuộc làm quen không mấy thiện chí, những tưởng có thêm một người bạn, ai ngờ đó chính là tử thần.

Đến khi nhận ra thì đã quá muộn, rắn hổ mang không bỏ lỡ cơ hội làm thịt "cậu bạn" phương xa.

Mặc dù phản kháng bằng cách nhẹ nhàng cuộn rắn hổ mang vào lòng để chờ thời cơ ăn thịt. Nhưng thật không may cho trăn đã gặp ngay đối thủ khó nhằn, chỉ một cơ hội rất nhỏ mà rắn hổ mang đã làm cho trăn tê liệt hoàn toàn. Cuối cùng trăn đã làm miếng mồi ngon cho rắn.

Khoảnh khắc hổ mang chúa gồng mình ăn thịt con trăn đáng thương khiến nhiều người hoảng sợ vì sự khắc nghiệt của giới tự nhiên.

Rắn hổ mang có thể sử dụng năng lượng hiệu quả nhưng chúng vẫn cần ăn. Chúng thiếu một số bộ phận mà các loài khác sử dụng trong khi ăn.

Không có tứ chi, rắn không thể giữ cố định thức ăn hoặc đẩy thức ăn xuống thực quản. Rắn cũng không thể dùng răng để xé thịt và nhai. Chúng buộc phải nuốt chửng toàn bộ con mồi.

Sau khi ngoạm mồi nuốt trọn con mồi, bước tiếp theo rắn làm là đẩy con mồi dọc theo đường tiêu hóa. Chất dịch ở dạ dày giúp rắn phân hủy các mô.

Khi ăn con mồi nhỏ, rắn có thể dùng hàm đẩy giun hoặc chuột xuống đường tiêu hóa. Nhưng với bữa ăn lớn, rắn sử dụng xương ở đầu và hàm để dồn con mồi xuống bụng.

Nguyên Anh (Tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/clip-tuong-lam-quen-duoc-ban-tot-ai-ngo-tran-sa-mac-bi-ran-ho-mang-nuot-chung-a482240.html