Vinh quang và thảm kịch trên hành trình chinh phục nóc nhà thế giới Everest

Everest là đỉnh cao vinh quang với những người leo núi nhưng cũng là nơi chứng kiến không ít thảm kịch.

Được biết tới là Sagarmatha trong tiếng Nepal và Chomolungma trong tiếng Tây Tạng, núi Everest được đặt tên theo George Everest, nhà trắc địa học người Ấn Độ.

Được biết tới là Sagarmatha trong tiếng Nepal và Chomolungma trong tiếng Tây Tạng, núi Everest được đặt tên theo George Everest, nhà trắc địa học người Ấn Độ.

Ngọn núi Everest được vẽ trên bản đồ sớm nhất là vào năm 1715 bởi một người Trung Quốc. Đến năm 1885, đỉnh núi này được coi là dấu mốc thành công cho bất kỳ ai chinh phục được nó. Cuộc thám hiểm của người Anh năm 1921 với George Mallory dẫn đầu đã phát hiện ra hướng đi từ phía bắc tới ngọn núi này.

Nhà leo núi Australia George Finch đã lên tới độ cao 8.320 mét trong nỗ lực chinh phục đỉnh Everest. Trong ảnh là giấy thông hành được cấp cho nhà leo núi này.

Tháng 6/1924, George Mallory và Andrew Irvine đã cố gắng leo lên đỉnh Everest nhưng họ đã không bao giờ quay trở về. Thi thể của Mallory cuối cùng đã được tìm thấy năm 1999 ở North Face, nơi được cho là "chỉ cần một cú trượt nhẹ cũng đồng nghĩa với cái chết".

Nhà leo núi Edmund Hillary đã có chuyến leo núi đầu tiên thành công ở tuổi 20 khi chinh phục được ngọn núi Oliver ở South Island của New Zealand. Năm 1953, anh đã ghi tên mình trong lịch sử khi chinh phục thành công ngọn núi cao nhất thế giới - Everest

Ngày 29/5/1953, Hillary và Tenzing Norgay, một người Ấn Độ gốc Nepal đã trở thành những người đầu tiên lên tới đỉnh Everest.

Đi một tuyến đường mới từ mặt tây nam của Everest, một đội leo núi người Nhật Bản đã có 8 người thiệt mạng. Tuy nhiên, nhà leo núi Nhật Bản Yuichiro Miura đã chinh phục được ngọn núi này mặc dù ông trải qua một cú ngã nghiêm trọng vào cuối cuộc hành trình.

Yuichiro Miura (trái) hiện là người đàn ông lớn tuổi nhất chinh phục được Everest khi leo lên đỉnh núi năm 2003 khi ông 70 tuổi và một lần nữa vào năm 2013 khi ông 80 tuổi.

Nhà leo núi người Nhật Junko Tabei là người phụ nữ đầu tiên leo lên đỉnh Everest vào tháng 5/1975.

Nhà leo núi người Italy Reinhold Messner là người đàn ông đầu tiên leo lên đỉnh Everest mà không cần bổ sung oxy, một kỳ tích tưởng như không thể xảy ra vào năm 1978. Ông đã leo lên đỉnh cùng một người Áo tên là Peter Habeler.

Tháng 1/1980, một nhóm leo núi người Ba Lan do Andrzej Zawada dẫn đầu đã trở thành đoàn thám hiểm đầu tiên chinh phục đỉnh Everest vào mùa đông. Trong ảnh là giấy xác nhận của Bộ Du lịch Nepal.

Everest là đỉnh núi vinh quang đem theo khát vọng chinh phục của những nhà leo núi nhưng cũng là nơi diễn ra nhiều thảm kịch đau lòng khi năm 1996, 8 nhà leo núi đã thiệt mạng trong hành trình này.

Sự việc trên đã làm nổ ra các cuộc tranh luận trong cộng đồng những người leo núi, đồng thời đặt câu hỏi về việc thương mại hóa hành trình leo lên đỉnh Everest. Trong ảnh là một cảnh trong bộ phim Everest được sản xuất năm 2015 tái hiện lại thảm kịch này.

Rob Gauntlett đã trở thành người Anh trẻ nhất chinh phục Everest năm 2006 ở tuổi 19. Tuy nhiên, 3 năm sau, anh đã mất trong vụ tai nạn trên núi Alps cùng với một nhà leo núi người Anh khác là James Atkins.

Tháng 4/2014, thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử của Everest đã xảy ra khi một vụ lở tuyết ở Trại số 2 khiến 16 người dẫn đường Nepal thiệt mạng. Trong ảnh là mẹ của một trong các nạn nhân.

Green Boots (Giày Xanh) là tên được đặt cho thi thể không xác định của một người leo núi đã trở thành một điểm mốc trên tuyến đường núi chính Đông Bắc của đỉnh Everest. Thi thể hiện đã được rời đi này là một trong gần 200 người thiệt mạng khi leo Everest vào đầu thế kỷ 21.

Những lá cờ tưởng niệm ở một trục đường chính leo lên đỉnh Everest nhằm tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong hành trình chinh phục nóc nhà thế giới này./.

Kiều Anh/VOV.VN Theo: Stars Insider

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/vinh-quang-va-tham-kich-tren-hanh-trinh-chinh-phuc-noc-nha-the-gioi-everest-821928.vov