CIEM: Dự báo tăng trưởng kinh tế 2019 khoảng 6,82%

Tại hội thảo 'Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019: Kết quả và góc nhìn' do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 12/7, chuyên gia đến từ CIEM cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong đầu năm 2019 tương đối cao so với các nước trong khu vực.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao so với các nước trong khu vực.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao so với các nước trong khu vực.

Báo cáo của CIEM cho thấy, quý II/2019 chứng kiến những đổi thay khá nhanh và khó đoán định của bối cảnh kinh tế quốc tế, đi kèm với những động thái chính sách tích cực trong nước.

Theo đó, xu hướng thắt chặt tài chính ở không ít nền kinh tế phát triển nhanh chóng bị đảo ngược. Từ chỗ lắng dịu do Mỹ gia hạn thời gian ngừng leo thang thuế quan vào cuối tháng 2, căng thẳng thương mại – công nghệ giữa Mỹ với Trung Quốc bùng phát và phức tạp hơn trong các tháng 5-6, trước khi hạ nhiệt vào cuối tháng 6.

“Là một nền kinh tế nhỏ với độ mở thương mại cao và có quan hệ thương mại lớn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam khó có thể đứng ngoài hệ lụy của chiến tranh thương mại giữa hai nước này”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (CIEM) lưu ý.

Ở trong nước, dù kết quả tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong quý I, Thủ tướng Chính phủ vẫn quyết liệt chỉ đạo tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh kể từ đầu quý II. Yêu cầu chủ động theo dõi, cập nhật và dự báo những diễn biến từ bên ngoài được thực hiện thường xuyên hơn. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện CPTPP và vận động ký kết EVFTA tiếp tục có những chuyển biến mới.

Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,76%, thấp hơn mức tăng của nửa đầu năm 2018 nhưng cao hơn cùng kỳ giai đoạn 2011-2017. Kết quả này không cách xa mục tiêu tăng trưởng cả năm 2019 (6,8-7,0%).

“Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà mở rộng tăng trưởng, tuy nhiên tăng trưởng GDP tiềm năng vẫn giữ xu hướng giảm, phản ánh lo ngại về chất lượng tăng trưởng chưa được củng cố - đặc biệt khi Việt Nam lưu tâm hơn đến ứng phó với tác động bất lợi từ môi trường kinh tế bên ngoài”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện CIEM, mặt bằng lãi suất tương đối ổn định trong quý II, ít nhiều phản ánh nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc bảo đảm thanh khoản cho hệ thống các ngân hàng thương mại. Tính đến thời điểm cuối quý II, tín dụng tăng 4,07% so với cuối quý I và 7,33% so với cuối năm 2018.

Theo ông Dương, khả năng nới chỉ tiêu tín dụng cả năm 2019 là khá thấp, do tỷ lệ tín dụng trên GDP hiện đã ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước cần tạo áp lực đủ tin cậy cho các ngân hàng thương mại củng cố an toàn vốn, và việc nới chỉ tiêu tín dụng có thể khiến cơ chế thưởng tín dụng hiện nay mất ý nghĩa. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đang cho thấy hiệu quả (đối với tăng trưởng kinh tế) từ cải thiện chất lượng tín dụng.

Về chỉ số giá tiêu dùng, CPI bình quân tăng 2,65% và 2,64% trong quý II và 6 tháng đầu năm cho thấy lạm phát đang được giữ ổn định. Tuy vậy, ông Dương nhấn mạnh, rủi ro áp lực lạm phát vẫn còn.

Lạm phát cơ bản bình quân trong 3 tháng đầu năm và 6 tháng đầu năm đều cao hơn hẳn so với các năm 2017-2018 đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng.

Trên cơ sở các đánh giá của các cơ quan tổ chức về triển vọng kinh tế th tăng trưởng kinh tế năm 2019 (cập nhật) có thể đạt mức 6,82%ế giới, tiến triển của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chính sách kinh tế trong nước, CIEM công bố dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2019.

Cụ thể, theo CIEM, tăng trưởng kinh tế năm 2019 (cập nhật) có thể đạt mức 6,82%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 8,02%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 0,8 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2019 đạt 3,38%.

Hoài Anh

Nguồn Hải Quan: https://baohaiquan.vn/ciem-du-bao-tang-truong-kinh-te-2019-khoang-682-107963.html