Chuyện Hà Nội: Những món ăn không thể thiếu ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa.

Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.

Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương.

Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Ngay từ sáng sớm, tại nhiều khu chợ ở Hà Nội đã có người dân đi mua sắm đồ lễ ăn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Mùng 5/5 là là thời gian ngay mùa vải có lẽ vì thế mà vải được xem như là trái cây không thể thiếu trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Người Việt thường chọn loại vải thiều trái đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm thật đẹp. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Mận Hà Nội thường được các tỉnh miền Bắc dùng để dâng lên tổ tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trong Nam rất ít nơi dùng mận để cúng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Mùa này đi khắp chợ, các sạp trái cây, đâu đâu cũng thấy rất nhiều mận, táo, vải thiều, cam, xoài, dưa hấu, ổi ... Nếu thiếu đi những thức ngon này thì ngày Tết Đoan Ngọ sẽ thiếu đi nhiều ý nghĩa. ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Rượu nếp là món không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hoa tươi cũng là một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong dịp này. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/chuyen-ha-noi-nhung-mon-an-khong-the-thieu-ngay-tet-doan-ngo/199233.html