Chuyện một người bưu tá ở vùng cao

Mặc cho nắng nóng oi bức ngày hè, hay cái rét căm căm của trời đông lạnh giá, bước chân của người bưu tá trẻ Đinh Văn Thương vẫn rảo khắp thôn bản để hành trình của những cánh thư, những tờ báo, những gói bưu phẩm… được nhanh chóng đến tay người nhận. Sự tận tụy với nghề của anh Đinh Văn Thương để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân địa phương, dù rằng anh Thương mới chỉ gắn bó với nghề được hơn hai năm.

Sinh năm 1982,mới gắn bó được với công việc của một bưu tá hơn 2 năm, song cũng đủ để anhĐinh Văn Thương, thôn Đồng Quân, xã Cúc Phương (Nho Quan) tìm được niềm vui, sựthú vị và ý nghĩa từ công việc vất vả này. Anh Thương kể, ngày xưa, khi chúngtôi còn nhỏ, hình ảnh bác đưa thư thật gần gũi, thân quen.

Ngày ấy, cả xóm tôicó một bác có điều kiện kinh tế khá giả hơn, bác đặt mua Báo Thiếu niên tiềnphong để cho con cái đọc. Từ đó, tờ báo trở thành món ăn tinh thần của bọn trẻtrong xóm chúng tôi. Mỗi tuần có một số báo, được bác bưu tá chuyển đến vàocuối buổi chiều ngày thứ 6 vậy là cả đám trẻ trong xóm háo hức chờ đợi tiếng xeđạp lanh canh, tiếng gọi quen thuộc của bác bưu tá: “Ra lấy báo nào”. Tốtnghiệp THPT, chúng tôi lại vỡ òa hạnh phúc khi được bác bưu tá chuyển đến tờbáo kết quả thi Đại học, giấy báo nhập học. Lớn lên chút nữa, bác bưu tá lạitrở thành hình ảnh của “vị thần tình yêu”, là người chắp nối trái tim của chàngtrai, cô gái yêu nhau bằng việc chuyển những lá thư tình… cứ như vậy, hình ảnhbác bưu tá càng thêm gần gũi, thân thương đối với mọi gia đình và để lại ấntượng mạnh đối với anh Đinh Văn Thương.

Dù vậy, việc đến với nghề bưu tá đối với anhThương đó vẫn là một bước ngoặt khá bất ngờ. Cô con gái bé nhỏ của anh Thươngnăm nay đã 6 tuổi, nhưng bé không thể đến trường vì sức khỏe yếu. Bé gái là kếtquả của tình yêu với người vợ trẻ. Nhưng hạnh phúc của vợ chồng anh không trọnvẹn, vợ anh bỏ đi khi mới sinh con được hơn 1 tháng. Không nói nhiều về lý dongười vợ trẻ bỏ đi, anh Thương chỉ nói cho chúng tôi nghe về tình yêu mà anhdành cho cô con gái tật nguyền, chịu nhiều thiệt thòi. Gà trống nuôi con, hàngtuần anh Thương đều đặn đưa con đi bệnh viện.

Những ngày con gái nằm viện, anhThương “xoay như chong chóng” để vừa chăm con, vừa cố gắng hoàn thành nhiệm vụcủa người bưu tá. ở xã Cúc Phương, hầu như ai cũng biết về hoàn cảnh của anh màcảm thông, chia sẻ. Vất vả là vậy, song chẳng khi nào anh làm chậm thư tín,sách báo đến tay người nhận, nhất là đối với những bưu phẩm chuyển phát nhanh.Rồi anh Thương kể cho chúng tôi nghe về một ngày làm việc của mình. Không giốngnhư những công việc khác, một ngày làm việc của anh bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng.Ra điểm bưu điện văn hóa xã, rồi vượt chặng đường gần 20 km ra Bưu điện huyệnNho Quan để nhận công văn, sách báo, thư tín… rồi lại quay ngược hành trình trởvề xã. Vừa tranh thủ ăn bữa cơm trưa, anh Thương vội vã căn cứ vào địa chỉngười nhận, cẩn thận phân loại và sắp xếp thứ tự các loại giấy tờ, công văn… đểcó một cung đường di chuyển hợp lý nhất, rồi anh bắt đầu lên đường làm nhiệm vụcủa một bưu tá. “Cúc Phương có 10 thôn, bản, địa bàn rất rộng. Đường vào nhiêùthôn, bản còn gập ghềnh khó đi, vì vậy, để chuyển hết được số sách báo, thưtín, công văn thì tôi phải bắt đầu đi từ khá sớm. Vậy mà ngày nào cũng về nhàkhi trời đã nhá nhem, nhà nhà đã lên đèn. Không theo giờ hành chính, cứ khi nàochuyển hết số thư, báo, bưu phẩm này thì mới kết thúc một ngày làm việc.

Cónhững bưu phẩm, thư chuyển phát nhanh đến thì dù có mưa bão hay tối muộn cũngphải đưa kịp thời đến tay người nhận. Vất vả, áp lực, thu nhập thấp, song nghềnày đã để lại nhiều kỷ niệm khó quên, khiến tôi càng thêm gắn bó với nghề”- anhThương nói. Đối với nghề bưu tá, thơìtiết nắng nóng thì vất vả lắm, nhưng so với những ngày mưa gió thì vẫn còn nhànhạ hơn nhiều. Trời mưa, việc đi lại đã khó khăn, mình còn phải tìm cách để baobọc, che đậy cẩn thận để khi đến tay người nhận, các sản phẩm vẫn còn nguyênvẹn. Người có thể ướt, chứ công văn, giấy tờ thì không thể ướt được.

Đó là chưakể vào mùa mưa bão, nhiều đoạn đường không thể đi nổi do đất đá ngổn ngang saukhi bị sạt lở, những lúc ấy, anh phải gửi xe để đi bộ lên tận nơi kịp giaohàng. Vì với anh Thương, anh sẽ cảm thấy day dứt dù chỉ một tờ báo, một bức thưtín chưa phát xong. Với sự nhiệt tình, mẫn cán, trách nhiệm với công việc, anhĐinh Văn Thương đã thực sự là người bưu tá được chính quyền địa phương, nhândân và ngành Bưu điện tin tưởng, yêu mến.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chuyen-mot-nguoi-buu-ta-o-vung-cao-20190405083717651p3c24.htm