Chuyện một học sinh Mỹ chống sự độc quyền của hãng Apple

Khi Surya Raghavendran làm rơi điện thoại iPhone, em đã mày mò học cách để chỉnh sửa thiết bị này. Giờ đây học sinh 17 tuổi này muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bất kỳ ai xài điện thoại iPhone tại nhà mình ở tiểu bang Michigan (Mỹ).

Surya Raghavendran, cậu học sinh 17 tuổi có thể tự chỉnh sửa mọi thiết bị điện thoại iPhone nếu nó bị hư

Surya Raghavendran, cậu học sinh 17 tuổi có thể tự chỉnh sửa mọi thiết bị điện thoại iPhone nếu nó bị hư

Khi gã khổng lồ làm khó người tí hon

Hành trình để trở thành một người ủng hộ chống độc quyền của Surya Raghavendran bắt đầu vào một ngày của năm học lớp 9 khi em chạy bộ và chiếc iPhone 5C đã trượt ra khỏi túi quần rớt xuống đất. Màn hình bị vỡ toang. Raghavendran xin tiền ba mẹ để đi sửa màn hình, em phải chi 120 USD cho đại lý dịch vụ của Apple. Raghavendran thôi xài điện thoại đã lâu khi nó dở chứng hư trở lại. Nhưng ngay cả khi tới tiệm dịch vụ của Apple thì công nghệ của họ càng khiến màn hình iPhone của Raghavendran trở nên xấu hơn.

Cũng qua điện thoại, Surya Raghavendran kể với tôi: “Em đến cửa hàng Apple và họ nói muốn sửa chữa màn hình thì phải chi 120 USD. Vì thế em bắt đầu coi các video trên YouTube và nói với họ: “Để tôi coi, nếu được tôi sẽ tự sửa”. Raghavendran mua một màn hình thay thế của bên thứ 3 cho chiếc điện thoại của mình, và tự sửa chữa thay mới chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ. “Dễ ợt à!”, Raghavendran đáp gọn lỏn. Kinh nghiệm từ việc tự sửa chữa màn hình iPhone khiến cho Raghavendran nảy ra ý tưởng mở doanh nghiệp sửa chữa thiết bị iPhone, và đặt tên là Công ty Sửa chữa màn hình SKR (Công ty SKR).

Khó khăn đến với Surya Raghavendran khi vào tháng 3/2018, hãng Apple đã công bố thiết bị nâng cấp iOS 11.3. Sau khi nâng cấp, các loại màn hình của bên thứ 3 (một sự thay thế rẻ hơn so với màn hình chính thức của hãng Apple) đã ngừng làm việc gây nên tâm lý giận dữ từ chủ các cửa hàng sửa chữa, và dẫn tới những phỏng đoán cho rằng động thái mới của Apple là nhằm ngăn chặn những thiết bị không do hãng này sửa chữa.

Raghavendran bắt đầu nghiên cứu các luật xoay quanh sửa chữa đồ điện tử, và cậu đã liên kết với Environment Michigan - một tổ chức hoạt động môi trường, và bắt đầu đi tới Lansing (thủ phủ của tiểu bang Michigan) nhằm đề nghị các chính trị gia phải làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tiêu dùng trong việc tự sửa chữa thiết bị của họ.

Các loại tiện ích iPhone được khách hàng mang tới nhờ Surya sửa tại nhà

Chống độc quyền, tăng quyền cho người tiêu dùng

Surya Raghavendran đã gửi một thư điện tử cho ngài Thượng nghị sỹ của tiểu bang Michigan-Rebekah Warren khi ông này gọi học sinh Raghavendran trong một cuộc họp và đề nghị cậu đưa kiến nghị của mình. Kể từ tháng 7/2018, Raghavendran đã kể các câu chuyện cho công luận về lý do tại sao quyền được sửa chữa lại rất quan trọng.

Đấu tranh cho quyền sửa chữa thiết bị đã diễn ra trên khắp nước Mỹ ở cấp độ địa phương, còn kiến nghị của học sinh Raghavendran đã thu hút sự ủng hộ từ những người như ông Nathan Proctor, giám đốc Chiến dịch vì quyền sửa chữa tại US PIRG.Repair.org - đây là một tổ chức nhằm thúc đẩy luật về quyền sửa chữa trên đất Mỹ, và đưa dự thảo luật ra trước cơ quan lập pháp của tiểu bang Michigan. Ông đã làm việc với học sinh Surya Raghavendran, tổ chức Environment Michigan, và các nhà lập pháp Michigan về dự luật về quyền sửa chữa.

Luật mới sẽ mang lại chiến thắng cho Công ty SKR của học sinh Surya Raghavendran chống lại Apple. Các nhà hoạt động quyền sửa chữa còn muốn các đại công ty phải trưng ra thông tin chẩn đoán, các hướng dẫn sửa chữa và bất kể thứ gì có thể giúp người tiêu dùng với thiết bị của họ. Với cá nhân ông Nathan Proctor, những thanh niên trẻ như Surya Raghavendran đã thay đổi một bước gần hơn tới thực tế.

Tổng hành dinh mới của Apple ở California. Đơn vị này đang đứng chân trong vụ kiện chống độc quyền từ phía các nhà làm luật của tiểu bang Michigan

Theo

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/tre/chuyen-mot-hoc-sinh-my-chong-su-doc-quyen-cua-hang-apple-3959240-b.html