Chuyện lạ ở nơi đàn ông quên sinh nhật vợ có thể phải ngồi tù

Đối với nhiều người đàn ông, không chỉ Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc quên sinh vợ là chuyện quá đỗi bình thường. Thế nhưng ở quốc đảo Samoa, người đàn ông nếu quên sinh nhật của vợ sẽ bị coi là phạm tội, có thể phải ngồi tù.

Thế giới có rất nhiều luật lệ kỳ lạ về hôn nhân, và nó còn kỳ lạ hơn nữa nếu chúng ta tìm hiểu sâu về những điều luật trên thế giới. Ví dụ như ở Dubai, tình dục ngoài hôn thú là vi phạm luật pháp và có thể bị phạt tù trong hơn một năm. Nếu trường hợp bị hãm hiếp, cả nạn nhân và kẻ tấn công có thể cùng bị coi là phạm tội. Trong khi đó, Philippines và Vatican là hai quốc gia còn lại trên thế giới quy định ly hôn là một việc làm bất hợp pháp. Còn ở Pháp, chính phủ cho rằng ai đó kết hôn với người đã chết sẽ là một kẻ phạm tội…

Đối với hầu hết mọi người, những điều luật này sẽ là kỳ quái và thậm chí bị hiểu lầm chỉ là những trò đùa. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn tồn tại trên thực tế và có hiệu lực như bất kỳ đạo luật nào khác. Nhiều người cho rằng việc tồn tại những đạo luật này là tùy thuộc vào bối cảnh và nhu cầu quản lý của từng quốc gia.

Thế nhưng việc phạt tù một người đàn ông chỉ vì anh ta quên mất sinh nhật của vợ mình lại khiến người ta khó hiểu, thậm chí là không thể tin nổi. Ấy vậy mà trên thế giới vẫn có một quốc gia đang áp dụng đeìeu này, đó là Samoa, nằm ở phía Tây quần đảo Samoa, Nam Thái Bình Dương.

Quốc đảo xinh đẹp

Quốc đảo Samoa tên chính thức Nhà nước Độc lập Samoa, là một quốc gia nằm ở phía Tây quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương, khoảng nửa đường giữa Hawaii và New Zealand. Đất nước này có diện tích tích gần 3.000 km², với dân số khoảng 20.000 người. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Apia, ngôn ngữ chính thức là tiếng Samoa và tiếng Anh.

Quốc đảo Samoa xinh đẹp.

Quốc đảo Samoa xinh đẹp.

Cho tới nay, người ta vẫn không xác định rõ thời điểm nào trên quần đảo này xuất hiện con người. Có thể là 1.000 năm, cũng có thể là 5.000 năm trước Công nguyên. Nhưng với những di chỉ nhân chủng học có thể khẳng định người Polynesia là chủ nhân đầu tiên của quần đảo, cho dù bây giờ người ta gọi họ là “thổ dân”. Tới đầu thế kỷ 18, các nhà thám hiểm châu Âu mới biết tới quần đảo Samoa, tuy rằng sau đó bẵng đi thời gian rất dài cũng không có cuộc “ghé thăm” quy mô nào. Hòn đảo vẫn biệt lập trong đại dương, tồn tại theo cách riêng của nó.

Phải cho đến sau năm 1920, những đoàn tàu lênh đênh trên Thái Bình Dương mới ghé lại đây nhiều hơn. Và cũng từ đó người từ nhiều nơi đến đây định cư mới tăng lên. Những ngôi làng Samoa chính thức mọc lên trong giai đoạn này cùng với sự mở mang kinh tế của những người di cư Âu-Mỹ. Khu vực nổi tiếng nhất của Samoa có tên gọi Pago Pago. Đây cũng là thủ phủ hành chính, trung tâm thương mại và cũng là nơi tổ chức các lễ hội lớn trong năm.

Ngày nay, Samoa là nước đang phát triển và hiện đang có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất trong các nước đảo nhỏ ở khu vực Nam Thái Bình Dương, thu nhập bình quân đầu người hơn 5.000 USD/năm. Nông nghiệp là ngành chủ yếu và chiếm 50% GDP. Nông sản chủ yếu gồm chuối, khoai sọ, dừa, cam, quýt, lạc và ca cao. Ngoài các ngành chăn nuôi (bò, heo), đánh bắt cá biển, khai thác gỗ, ngành du lịch cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể, hơn 70.000 du khách đến Samoa năm 1996.

Samoa bao gồm 2 hòn đảo chính Upolu và Savai’i và bảy hòn đảo nhỏ hơn, cùng với một số bãi đá ngầm không có người ở. Địa hình gồm dải đồng bằng hẹp bao quanh vùng núi lửa và các vùng núi sâu trong nội địa có rừng bao phủ. Các đảo này được xếp vào những đảo đẹp nhất ở Nam Thái Bình Dương nhờ những núi lửa, những hang động, những thác nước và những bãi biển trồng dừa sum sê. Du khách tới đây có thể thỏa sức lặn biển, lướt sóng hoặc câu cá và sau đó ngâm mình trong làn nước trong vắt, ấm áp của một đầm phá đại dương để thư giãn. Đi bộ qua rừng mưa nhiệt đới rậm rạp, dừng lại trên đường đi để chiêm ngưỡng thác nước hoặc bơi lội trong một hồ bơi nước ngọt.

Do chơi vơi giữa đại dương nên cách “sống sót” duy nhất của cư dân là khả năng bơi lội và cách tìm kiếm thực phẩm biển. Không một người Samoa nào lại không biết bơi, ngay cả trong những ngày sóng to thì họ vẫn ngụp lặn trong nước biển một cách bình thường. Có lẽ vì thế mà dù thường gặp những trận sóng thần, nhưng số người bị chết không nhiều.

Một điểm rất độc đáo ở Samoa, đó là người Samoa vẫn coi thứ 6 và thứ 7 là thứ 7 và Chủ nhật. Trong 2 ngày này, mọi công việc tạm xếp lại, người ta được nghỉ ngơi, tổ chức những cuộc vui nho nhỏ. Những cuộc vui đó bắt đầu từ tối thứ 5 và kết húc vào tối thứ 7. Thường thì trong lúc này, những người hàng xóm đến nhà nhau trò chuyện và ăn uống. Nam nữ thanh niên thì tổ chức hát, nhảy múa.

Điều luật kỳ lạ “có 1-0-2”

Với nhiều nơi trên thế giới, quên sinh nhật vợ chẳng phải là điều gì to tát. Nếu bị chỉ trích thì cũng chỉ dừng lại ở mức bị coi là một người vô tâm, vô trách nhiệm. Nhưng cũng có nhiều người không phải cố tình. Chẳng qua là vì công việc hoặc nhiều thứ xung quanh chi phối khiến người đàn ông ấy quên mất. Thế nhưng dù là lý do gì đi chăng nữa, những bà vợ cũng chẳng thể làm gì đức ông chồng ngoài việc ấm ức, giận hờn, trách móc vài ngày rồi cho qua. Nhưng tại Samoa không hề dễ dàng như vậy. Quốc đảo này nêu rõ, một người chồng sẽ bị cho là phạm tội nếu quên ngày sinh nhật của vợ mình.

Hình ảnh những người đàn ông Samoa.

Thật dễ dàng để khi thấy hiện nay nhiều người chồng tại Samoa đang “chạy như điên” tìm mua quà, bánh sinh nhật, rồi hối hả đến nơi tổ chức sinh nhật vợ. Thú vị hơn, để không bị quy kết là phạm tội, một số ông chồng ở Samoa đã xăm ngày sinh của vợ lên cánh tay, lòng bàn tay như 1 lời nhắc nhở mình không được quên ngày đặc biệt đó.

Bởi vì họ không muốn hững chịu cơn thịnh nộ “đáng sợ” của vợ. Theo luật pháp nước này, mức nhẹ nhất là người chồng phải nộp phạt. Nặng hơn chút nữa, người vợ còn có khả năng đưa ông chồng mình ra tòa để làm thủ tục ly hôn chỉ với lý do quên ngày sinh. Thậm chí, nhiều đức ông chồng còn phải ngồi tù.

Nhiều người cho rằng, có lẽ vì chính quyền Samoa muốn bảo vệ những người phụ nữ yếu ớt nên mới đưa ra những điều lệ kỳ quặc có phần thiên vị nữ giới đến vậy. Nhiều người khác cho rằng, đó cũng là cách để giúp những người chồng không quên ngày chào đời của người bên cạnh mình, cùng kề vai sát cánh trong suốt cuộc đời. Nhưng cũng có giả thuyết khác, rằng việc luôn nhớ ngày sinh của vợ cũng như một lời cảm ơn đến đấng sinh thành ra cô dâu khi đã vượt khó, vượt khổ để thai nghén và mang đến cho anh ta người vợ tuyệt vời này.

Là đàn ông tại Samoa, điều "tiên quyết" là không được quên sinh nhật vợ

Đọc điều luật này của Samoa, người ta đã chỉ ra hàng tá những điều vô lý và bất cập. Chẳng hạn như cảnh sát sẽ chẳng thể biết được ai là người phạm tội trừ khi những bà vợ lên tiếng. Hay, nếu có bà vợ tố cáo chồng mình quên sinh nhật mình thì bằng chứng nào để kết tội anh ta? Bất chấp những vô lý tồn tại, đạo luật kỳ quặc này vẫn tồn tại ở Samoa và có hiệu lực đến ngày nay.

Không ít bạn thường nói vui với nhau rằng “đội vợ lên đầu trường sinh bất lão”, như 1 cách để bày tỏ tình cảm, sự kính trọng nể sợ của ông chồng với người vợ của mình. Có thể nói, Samoa là một nơi như thế.

Minh Thu

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/4-phuong/chuyen-la-o-noi-dan-ong-quen-sinh-nhat-vo-co-the-phai-ngoi-tu-474492.html