Chuyện lạ: Bất ngờ chuột chũi cái 'chuyển giới' để sinh tồn

Không thể tin nổi, để sinh tồn dưới lòng đất, chuột chũi cái tự mọc tinh hoàn và tiết hormone giúp chúng trở nên khỏe hơn để đào hang.

Chuột chũi cái có một cơ quan sinh sản khá "linh hoạt" khác với mọi động vật có vú.

Nếu xét theo tiêu chuẩn của các loài khác, chúng không hoàn toàn là giống cái mà là nửa nạc nửa mỡ.

Chuột chũi có thể chuyển giới vì chúng có cả mô buồng trứng và tinh hoàn, đồng thời âm đạo biến mất vào mùa sinh sản.

Chuột chũi cái có hai nhiễm sắc thể X nhưng lại sở hữu cả buồng trứng và tinh hoàn.

Chuột chũi có thể chuyển giới tự nhiên.

Chuột chũi có thể chuyển giới tự nhiên.

Bộ phận tinh hoàn chứa tế bào Leydig sản sinh androgen (hormone nam), khiến chuột cái có nhiều testosterone như con đực, thậm chí nhiều hơn. Các nhà sinh vật học kết luận điều này rất hữu ích với loài chuột sống phụ thuộc vào khả năng đào đất.

Giáo sư Stefan Mundlos đến từ viện Di truyền Phân tử Max Planck cho biết: "Chúng tôi đặt giả thuyết ở chuột chũi, không chỉ có thay đổi trong gene mà cả ở những vùng điều hòa thuộc các gene".

Chuột chũi cái có hệ DNA của cá thể đực chịu trách nhiệm cho hormone nam ở nhiều loài. Một số đoạn DNA xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong hệ gene của chuột chũi so với những loài động vật có vú khác, làm thay đổi mức độ biểu hiện.

Để xác nhận nguyên nhân di truyền, nhóm nghiên cứu tạo ra chuột nhắt biến đổi gene giống như chuột chũi. Họ phát hiện chuột nhắt được không bị ảnh hưởng, nhưng con cái sản sinh nhiều testosterone như con đực và có thể trạng khỏe hơn chuột nhắt không biến đổi gene.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng về mặt tiến hóa của hiện tượng tái sắp xếp các gene.

Ngoài ra, trưởng nhóm nghiên cứu – giáo sư Thomas Park, chuyên gia sinh học tại Đại học Illinois, Chicago cho biết chuột chũi có thể sống đến 5 tiếng trong điều kiện thiếu ô-xy, trong khi con người sẽ chết trong vòng vài phút nếu ở tình trạng đó.

"Đây chỉ là một khám đáng lưu ý mới nhất về loài chuột chũi không lông – một loài động vật có vú máu lạnh sống lâu hơn hàng chục năm so với các loài gặm nhấm khác, chúng hiếm khi bị ung thư và cũng không gặp phải các loại cơn đau", giáo sư cho hay.

Các nhà khoa học cho biết, chúng đã sử dụng khả năng độc đáo này để sống sót trong các hang nước ngầm chật chội, đông đúc và bức bí – nơi nồng độ khí ô-xy luôn thay đổi bất thường và có thể cạn kiệt nhanh chóng.

Trang Dung (Nguồn MBC Ecology)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chuyen-la-bat-ngo-chuot-chui-cai-chuyen-gioi-de-sinh-ton-a492745.html