Chuyện ít biết, Đường Tăng từng giết người để báo thù

Đường Tăng là nhân vật trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân, được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang.

Trong Tây du ký, nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Đường Tăng (Đường Tam Tạng), họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.

Đường Tăng trong phim Tây du ký 1986.

Đường Tăng trong phim Tây du ký 1986.

Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.

Tới thời vua Đường Thái Tông, có ông Trần Quang Nhụy thi đỗ trạng nguyên, nhân ngày tiểu thư Ân Ôn Kiều (Ân Vân Kiều) tung cầu kén rể, Ôn Kiều vừa mắt tân khoa trạng nguyên Trần Quang Nhụy liền trao cầu cho chàng, trở thành con rể Ân thừa tướng. Trần Quang Nhụy và Ân Ôn Kiều kết duyên được 100 ngày, Quang Nhụy được nhậm chức đi xa, ông cùng vợ và mẹ lên đường nhận chức. Giữa đường, mẹ Quang Nhụy bị bệnh nên tạm thời gửi lại quán trọ, sau khi nhận quan sẽ quay lại đón nhưng ai dè trên đường sang sông, Quang Nhụy bị tên cướp là Lưu Hồng hạ sát, vứt xác xuống sông, dành chức lẫn dành vợ.

May sao Quang Nhụy trước kia có ơn với Long Vương nên xác được bảo quản kĩ, không thối rữa. Bà Ôn Kiều sinh Trần Huyền Trang, lo lắng con bị Lưu Hồng hại, bà cắn ngón chân con trai làm dấu, cho trôi sông cùng với bức thư. Trần Huyền Trang trôi theo dòng nước đến chùa Kim Sơn, được sư ở đây nuôi lớn, dạy dỗ và khi lên 18 thì được nói về quá khứ của mình.

Ân Ôn Kiều trong phim Tây du ký 1986.

Biết được quá khứ, Huyền Trang về xứ cũ tìm bà nội và chữa bệnh cho bà, tìm mẹ và nhờ ông ngoại cứu mẹ. Huyền Trang dùng luật pháp trừng trị kẻ giết hại cha của ông.

Tuy trong phim Tây du ký 1986 không nói rõ về hành động Đường Tăng trừng trị kẻ giết hại cha mình, nhưng mới đây tờ Sohu đã có bài viết nó về chuyện báo thù của Đường Tăng. Cụ thể, sau khi Trần Huyền Trang biết được mối thâm thù huyết hải, ông đã quyết định phải báo thù cho bằng được.

Hình ảnh cường tặc Lưu Hồng trong Tây du ký 1986.

Trần Huyền Trang đã đem chuyện này đến Long Khứ Mạch kể cho ông ngoại của mình, sau đó lập tức mang theo nhân mã của ông ngoại đi truy bắt Lưu Hồng. Lúc đó Lưu Hồng đã thay thế phụ thân của Trần Huyền Trang làm chi châu Giang Châu.

Trần Huyền Trang bất chấp tất cả cho quân đánh vào chi châu phủ, bắt sống được Lưu Hồng. Đường Tăng đã áp giải Lưu Hồng đến nơi mà năm xưa cha ông bị hắn giết hại, trực tiếp chém đầu Lưu Hồng và đẩy xuống sông báo thù cho cha.

Sau khi mọi chuyện xong xuôi, Trần Huyền Trang lại tiếp tục tu một lòng hướng Phật, giũ bỏ hồng trần, cuối cùng trở thành người được vua Đường chọn đi Tây Thiên bái Phật cầu kinh.

Video: Cha của Đường Tăng bị giết hại.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/chuyen-it-biet-duong-tang-tung-giet-nguoi-de-bao-thu-a455499.html