Chuyên gia Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại 'tỷ USD' của Mỹ

Một chuyên gia về hệ thống pin và lưu trữ năng lượng của Trung Quốc mới đây thừa nhận đã đánh cắp thông tin liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm 'nghiên cứu và phát triển thị trường năng lượng' có giá trị hơn 1 tỷ USD của Mỹ.

Phillips 66 là công ty năng lượng đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ.

Phillips 66 là công ty năng lượng đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ.

Chuyên gia này có tên Hongjin Tan, 36 tuổi, đã sinh sống ở Mỹ hơn 12 năm và đã có “thẻ xanh”. Người này đã nhận bằng tốt nghiệp tại Viện Công nghệ California ở Pasadena, California, Mỹ.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Hongjin Tan đã làm việc tại Phillips 66, công ty năng lượng đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ, từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018.

Hongjin chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển chương trình pin của Phillips 66 bằng các quy trình độc quyền.

Tháng 12/2018, đại diện của Phillips 66 đã gọi cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để báo cáo về hành vi trộm cắp bí mật thương mại, cùng lúc đó Hongjin Tan nói với một đồng nghiệp cũ rằng anh ta sẽ trở về Trung Quốc.

Sau đó, Phillips 66 gửi đơn khiếu nại lên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) liên quan đến hoạt động đáng ngờ của Hongjin Tan.

Trong thời gian làm việc hơn 1 năm rưỡi ở Phillips 66, Hongjin Tan đã đánh cắp các bí mật về công nghệ chế tạo pin tương lai của tập đoàn này và đang lên kế hoạch trở về Trung Quốc thì bị FBI bắt giữ.

FBI tìm thấy hợp đồng tuyển dụng từ một công ty Trung Quốc đang phát triển dây chuyền sản xuất vật liệu pin lithium trên máy tính xách tay Hongjin Tan. Cùng với đó là những file dữ liệu chứa thông tin hướng dẫn cách sản xuất một sản phẩm đang có kế hoạch đưa vào thị trường Trung Quốc. Sản phẩm này sẽ được sử dụng trong điện thoại di động và hệ thống pin lithium.

Hongjin Tan thừa nhận cố tình sao chép và tải về các tài liệu nghiên cứu và phát triển mà không có sự cho phép từ ông chủ.

Tại phiên tòa hôm 12/11, trong lời bào chữa của mình, Hongjin Tan thừa nhận cố tình sao chép và tải về các tài liệu nghiên cứu và phát triển mà không có sự cho phép từ ông chủ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Hongjin Tan đã nhận 3 tội danh: trộm cắp bí mật thương mại, chuyển giao trái phép bí mật thương mại và sở hữu trái phép bí mật thương mại.

Hongjin Tan sẽ bị kết án vào ngày 12/2/2020 và Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đồng ý mức án 2 năm tù và Hongjin Tan sẽ phải bồi thường 150.000 USD cho công ty Phillips 66.

Trong đơn tố cáo gửi đến Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), Phillips 66 cho biết công nghệ mà Tan ăn cắp đã giúp họ kiếm được từ 1,4-1,8 tỷ USD.

Trong một tuyên bố sau phiên tòa ngày 12/11 (giờ Mỹ), trợ lý bộ trưởng tư pháp Mỹ, ông John Demers, nhận xét vụ việc của Tan phần nào phản ánh cách thức mà Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tệu của Mỹ.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính quyền của ông đã tiến sát tới một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, một trong những điểm chú trọng của phía Mỹ là việc Trung Quốc coi nhẹ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP).

Cho tới nay vẫn chưa có thống kê chính xác về số lượng các bí mật thương mại bị đánh cắp, phân loại theo các quốc gia nhưng Trung Quốc hiện vẫn đang đứng đầu danh sách các vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong mọi lĩnh vực, theo một phát ngôn viên của Ủy ban Quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Ủy ban này cũng tính toán rằng mỗi năm kinh tế Mỹ đã thiệt hại tới 600 tỷ USD vì các vụ đánh cắp này.

Thanh Tú

Theo Reuters

Nguồn Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/chuyen-gia-trung-quoc-danh-cap-bi-mat-thuong-mai-ty-usd-cua-my-20180504224231346.htm