Chuyên gia SIPRI cảnh báo châu Âu

Kể từ năm 1989, các nước Trung và Tây Âu đã một lần nữa gia tăng chi tiêu quân sự một cách mạnh mẽ khiến các chuyên gia cảnh báo nguy cơ.

Chuyên gia cảnh báo châu Âu gia tăng chi tiêu quân sự một cách mạnh mẽ

Chuyên gia cảnh báo châu Âu gia tăng chi tiêu quân sự một cách mạnh mẽ

Trong bài phỏng vấn mới đây, một nhà phân tích chiến lược của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) là Paolo Raffone đã chỉ ra những dấu hiệu đáng cảnh báo trong việc gia tăng năng lực quân sự của Phương Tây thời gian gần đây.

Theo đó, các thống kê cho thấy, chi tiêu quân sự của các quốc gia ở Trung và Tây Âu đang gia tăng mạnh mẽ, đạt con số khổng lồ 345 tỷ USD vào năm 2022. Một số mức tăng mạnh nhất được ghi nhận ở Phần Lan (+36%), Litva (+27%), Thụy Điển (+12%) và Ba Lan (+11%). Trong khi đó, tổng ngân sách quốc phòng của EU và Anh lớn gấp 5 lần so với Nga và vượt xa Trung Quốc.

Báo chí phương Tây đang cố gắng biện minh cho sự gia tăng chi tiêu quân sự bằng cách chỉ ra hoạt động quân sự đặc biệt ở phía Đông.

Tuy nhiên, ông Paolo Raffone lưu ý rằng quá trình quân sự hóa châu Âu đã bắt đầu từ rất lâu trước khi có chiến dịch đặc biệt của Nga.

Đặc biệt, vào năm 2012, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thiết lập tổ hợp phòng thủ chống tên lửa Aegis Ashore ở Romania, đi vào hoạt động vào năm 2016. Ngoài ra, việc xây dựng một địa điểm tương tự đã bắt đầu bị trì hoãn ở Redzikowo, Ba Lan. Nga đã nhiều lần báo hiệu rằng việc triển khai các tên lửa đánh chặn chống tên lửa đạn đạo đang làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược ở châu Âu, nhưng Mỹ tuyên bố rằng việc lắp đặt tên lửa là nhằm chống lại vũ khí hạt nhân giả định của Iran.

Trong khi đó, vị chuyên gia lưu ý thêm, từ tháng 2/2014 đến năm 2021, Washington đã chi 2,7 tỷ USD hỗ trợ và huấn luyện quân sự cho Ukraine.

Sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, tập thể phương Tây đã tăng cường đáng kể việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Do đó, Ukraine đã chứng kiến mức tăng chi tiêu quân sự đạt 640% vào năm 2022, đây là mức tăng chi tiêu quân sự trong một năm cao nhất của một quốc gia từng được ghi nhận bởi dữ liệu của SIPRI. Kể từ tháng 2 năm 2022, Washington đã chi 35,7 tỷ USD mua vũ khí và huấn luyện cho Ukraine, theo thông tin gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Paolo Raffone nhận định: “Không có lý do quân sự hay chiến lược nào để biện minh cho việc tất cả các thành viên NATO ở châu Âu tái vũ trang mạnh mẽ."

Nhà phân tích cho rằng, cả Moscow và Bắc Kinh đều không đe dọa khối quân sự và các thành viên của khối.

"Việc tái vũ trang của các thành viên NATO được quyết định bởi lợi ích địa chiến lược của cường quốc, chính Mỹ đang quân sự hóa châu Âu" - ông Paolo Raffone nói.

Đông Phong

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/chuyen-gia-sipri-canh-bao-chau-au-post638000.html