Chuyên gia phân tích: Máy thở và máy thở không xâm nhập có công dụng thế nào trong việc điều trị Covid-19?

Điều trị Covid-19, đảm bảo oxy cho bệnh nhân là một trong những yếu tố quyết định sự sống và cái chết. Và một trong những phương pháp quan trọng để thực hiện được điều đó là sử dụng máy thở. Vậy máy thở được dùng thế nào và dùng ở giai đoạn nào trong việc điều trị Covid-19?

Vai trò của máy thở trong điều trị Covid-19?

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, điều trị Covid-19, đảm bảo oxy cho bệnh nhân là một trong những yếu tố quyết định sự sống và cái chết, với nhiều biện pháp bao gồm liệu pháp oxy thông thường, liệu pháp Oxy áp lực cao, thông khí không xâm lấn, thông khí xâm lấn, ECMO và các biện pháp liên quan khác.

Phiên bản 4 "Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới" đã hướng dẫn điều trị các trường hợp nặng và nguy kịch bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp sớm.

Máy thở là phương tiện chính để cứu sống người nhiễm Covid-19 khi bị khó thở (Ảnh: China Daily).

Máy thở là phương tiện chính để cứu sống người nhiễm Covid-19 khi bị khó thở (Ảnh: China Daily).

Cụ thể theo phác đồ: thông khí không xâm lấn trong 2 giờ, nếu tình trạng của bệnh nhân không thay đổi, hoặc xuất hiện các triệu chứng như không dung nạp với thông khí không xâm lấn, thì cần được chuyển kịp thời sang chế độ thông khí xâm lấn. Về mặt hỗ trợ hô hấp, thông khí xâm lấn đã trở thành phương tiện chính để duy trì nhịp thở cho những bệnh nhân này.

Hiểu theo cách đơn giản là khi bệnh nhân khó thở, ngay lập tức sử dụng máy trở thở (máy thở không xâm nhập) 2 tiếng, nếu không cải thiện chuyển sang máy thở, phác đồ nhấn mạnh máy thở là phương tiện chính!

(Nguồn: BBC/Hamilton Medical).

Vậy máy thở và máy trợ thở có gì khác nhau?

Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Phạm Thế Thạch, Phó Trưởng khoa Hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có 2 loại máy thở chính.

Một là máy thở không xâm nhập (máy trợ thở) dùng mặt nạ không có tác dụng chữa bệnh Covid-19 vì không phải máy thở chuyên nghiệp. Loại này thường được dùng để chữa bệnh ngưng thở khi ngủ bằng cách cho bệnh nhân đeo mặt nạ khi ngủ giúp giảm lượng CO2 trong máu.

Hai là máy thở cao cấp có sử dụng ống dẫn vào khí quản. Máy có 2 chức năng: Cung cấp oxy cho bệnh nhân. Đối với không khí bình thường, chỉ có 21% là khí Oxy. Nếu sử dụng mặt nạ thở như đề cập ở trên thì có thể đưa lượng oxy lên 40-60%. Nếu muốn 100% hoặc cao hơn thì phải sử dụng biện pháp can thiệp chuyên ngành (kỹ thuật ích mô).

Máy thở không xâm nhập (máy trợ thở) dùng mặt nạ không có tác dụng chữa bệnh Covid-19.

Cũng theo BS Thạch, việc mua máy thở là không cần thiết. Thực tế chỉ có khoảng 5% bệnh nhân bị nặng cần nằm giường chăm sóc đặc biệt ICU. Việc thiếu máy thở trên truyền thông là do tại cùng một thời điểm có quá nhiều bệnh nhân nhập viện. Hơn nữa, chỉ có các bác sỹ có chuyên môn hồi sức cấp cứu mới có thể sử dụng máy thở.

Do đó, không nên mua máy thở tại gia đình bởi máy cần được sử dụng đúng cách, nếu không sẽ ngạt thở và tử vong bệnh nhân. Đối với các máy thở tại nhà, chỉ nên sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh, cần chú ý chỉ số SPO2. Nếu chỉ số giảm từ 97-98 xuống 93-94 thì cần báo ngay cho cơ quan y tế hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Tại các đại sứ quán, 1-2 thiết bị như vậy cũng nên được trang bị để theo dõi trong trường hợp xấu có người nhiễm bệnh.

Theo ông Timothy R. Myers, Giám đốc kinh doanh Hiệp hội Chăm sóc Sức khỏe hô hấp Hoa Kỳ (AARC) trả lời trên tờ Fox Business, máy thở được sử dụng trong bệnh viện bên cạnh giường bệnh được sử dụng để giúp bệnh nhân thở khi cơ thể họ không thể tự làm được hoạt động này.

Máy vận chuyển oxy vào cơ thể thông qua một đường ống xâm nhập đi qua đường miệng của bệnh nhân, khí quản và đến phổi. Loại máy này có thể được bố trí linh hoạt tùy vào kích cỡ máy, điều kiện sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân.

Trong khi đó, các loại máy trợ thở đơn giản chỉ được sử dụng cho chứng ngưng thở khi ngủ, một bệnh lý trong khi ngủ gây ra tình trạng ngưng thở và thở trở lại một cách đột ngột.

Máy trợ thở không xâm nhập, tức chỉ sử dụng một mặt nạ thở (thay vì dùng đường ống đưa không khí trực tiếp vào cơ thể như máy thở) đặt đeo lên vùng mũi của bệnh nhân khi họ ngủ để hỗ trợ khả năng thở bằng cách dùng áp lực để đẩy không khí (chứa oxy và các chất khí khác) vào đường hô hấp của bệnh nhân.

Phần lớn máy trợ thở không thể cung cấp oxy nguyên chất (tách hoàn toàn oxi ra khỏi không khí) và không có khả năng giúp người bệnh thở một cách “thụ động hoàn toàn” bằng máy. Máy này không có màn hình hiển thị và đa số cũng không có còi cảnh báo tình trạng bệnh nguy hiểm nữa”, ông Myers khẳng định.

Tham khảo thêm tại Fox Business

Chang

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/chuyen-gia-phan-tich-may-tho-va-may-tho-khong-xam-nhap-co-cong-dung-the-nao-trong-viec-dieu-tri-covid-19-2202084203644110.htm