Chuyên gia Nga: Trung Quốc đang thục luyện kịch bản xung đột quy mô lớn

Có thể PLA đang xem xét kịch bản giả định một cuộc xung đột khu vực leo thang thành chiến tranh hạt nhân.

Theo chuyên gia Nga Trung Quốc đã tính đến khả năng leo thang thành chiến tranh hạt nhân - ảnh Daily Express.

Theo chuyên gia Nga Trung Quốc đã tính đến khả năng leo thang thành chiến tranh hạt nhân - ảnh Daily Express.

Báo Sputnik dẫn nhận định của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin về cuộc tập trận quy mô lớn của lực lượng vũ trang Trung Quốc thời gian gần đây cho rằng, quân đội Trung Quốc (PLA) đang tiến hành một số cuộc tập trận cùng một lúc trong vùng nước ở ba vùng biển gồm: Biển Đông, Biển Hoàng Hải và ở Biển Hoa Đông.

Các cuộc tập trận đi kèm với tàu chiến và máy bay bắn đạn thật; đóng cửa việc tiếp cận các khu vực rộng lớn trên những vùng biển này.

Lực lượng tên lửa của PLA cũng tiến hành diễn tập ở sa mạc Gobi, phối hợp hành động trong bối cảnh Mỹ có thể tấn công hạt nhân phủ đầu.

Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Theo chuyên gia quân sự Vasily Kashin, một loạt cuộc tập trận mới, diễn ra trên các lĩnh vực chịu trách nhiệm của 3 Bộ chỉ huy chiến lược và liên quan đến các quân binh chủng khác nhau, nói lên phương cách hành động của PLA trong trường hợp có thể xảy ra xung đột quy mô lớn.

Có thể PLA đang xem xét kịch bản giả định cuộc xung đột như vậy sẽ không chỉ giới hạn ở bất kỳ khu vực hoạt động nào, mà có thể leo thang đến mức nổ ta các cuộc tấn công hạt nhân.

Trong ba thập kỷ đầu tiên tồn tại nước Trung Quốc, đất nước này đã phát triển trong điều kiện giới lãnh đạo ở cấp học thuyết coi một cuộc chiến tranh toàn diện là không thể tránh khỏi.

Nhóm tấn công do tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân PLA.

Tính tất yếu này xuất phát từ sự hiểu biết khi đó về lý thuyết chủ nghĩa Mác. Người ta tin rằng cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc của chủ nghĩa tư bản sẽ được thể hiện qua các cuộc chiến tranh thế giới.
Đồng thời, điều đầu tiên dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên (Liên Xô), điều thứ hai - dẫn đến sự xuất hiện của phe xã hội chủ nghĩa. Điều thứ ba, người ta tin rằng dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.

Phần lớn sự phát triển của Trung Quốc trước thời kỳ cải cách của ông Đặng Tiểu Bình được xác định từ những luận điểm này.

Lực lượng tên lửa của PLA.

Nước này không chỉ duy trì mức chi tiêu quân sự cao, mà chính sách kinh tế cũng chủ yếu phụ thuộc vào các nhiệm vụ huy động quân sự và tồn tại trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Trung Quốc bắt đầu từ bỏ thái độ cứng nhắc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới từ cuối những năm 1970, và cuối cùng bỏ hẳn vào năm 1993.

Sau đó, người ta quyết định Trung Quốc sẽ phải chuẩn bị để chiến thắng trong "các cuộc chiến tranh cục bộ sử dụng công nghệ cao", như là kịch bản chính được giữ lại trong tất cả các phiên bản tiếp theo của Chỉ thị Hội đồng Quân sự Trung ương Trung Quốc về chiến lược quân sự.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong 41 của PLA.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nga, hoạt động quân sự không ngừng gia tăng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ở cấp độ toàn cầu có khả năng đòi hỏi phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận này.

Trong Chiến tranh Lạnh, đối với cả Liên Xô và Hoa Kỳ, việc chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự toàn diện sử dụng vũ khí hạt nhân đã được đặt lên hàng đầu.

Các nguồn lực chính được hướng đến việc tạo ra các hệ thống vũ khí và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh như vậy. Trong học thuyết quân sự của Liên Xô, định hướng chuẩn bị cho chiến tranh tổng lực được thể hiện ở mức tối đa.

Trong khi đó, Mỹ tuân thủ sự cân bằng hợp lý hơn giữa sự sẵn sàng cho chiến tranh tổng lực và khả năng tham gia vào các cuộc xung đột cục bộ. Tuy nhiên, diện mạo của quân đội Mỹ trong thời kỳ đó cũng rất khác so với những gì có thể quan sát sau này.

Tên lửa đạn đạo tầm xa Đông Phong 41 có khả năng mang theo 10 đầu đạn tấn công thông thường hoặc hạt nhân.

Lực lượng không quân có tiềm năng mang vũ khí hạt nhân lớn hơn, trong hải quân tàu ngầm tỏ ra quan trọng hơn nhiều, lục quân đặc biệt chú trọng đến phòng không, tên lửa đạn đạo và các hệ thống vũ khí hạng nặng như xe tăng.

Khả năng xảy ra xung đột với Mỹ luôn được tính đến trong kế hoạch quân sự của Trung Quốc, nhưng giờ đây nó đang biến thành một trong những kịch bản chính.

Nếu Liên Xô chủ yếu chuẩn bị cho một cuộc xung đột trên bộ ở châu Âu, thì đối với Trung Quốc, điều chính yếu là chiến trường ở Thái Bình Dương.

Tên lửa Đông Phong 41 bố trí trên xe tải hạng nặng 16 bánh.

Về vấn đề này, Trung Quốc có thể học hỏi một số cách tiếp cận của Liên Xô trong việc phát triển vũ khí chiến lược, nhưng đồng thời cũng tìm ra hướng đi riêng trong việc phát triển hải quân, vì theo ông Kashin ,kinh nghiệm của Liên Xô tỏ ra vô ích đối với Bắc Kinh.

Chuyên gia quân sự Nga kết luận rằng, sự chuyển đổi này có khả năng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong những năm tới.

Hòa Bình

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/chuyen-gia-nga-trung-quoc-dang-thuc-luyen-kich-ban-xung-dot-quy-mo-lon-d477507.html