Chuyên gia Nga so sánh hạm đội ngầm phi chiến lược Nga-Mỹ

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Andrey Iz Cheliabinsk so sánh hạm đội tàu ngầm phi chiến lược Nga-Mỹ

Chúng tôi mới giới thiệu bài viết “Sức mạnh tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Nga” (DVO, 15/8/2018)- tức lực lượng tàu ngầm (hạt nhân) chiến lược. Trong bài này, xin giới thiệu bài viết về lực lượng tàu ngầm phi chiến lược Nga và tương quan lực lượng tàu ngầm phi chiến lượng Nga- Mỹ của chuyên gia quân sự với bút danh Andrey Iz Cheliabinsk. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 6/6/2018 mới đây.

Sau đây là nội dung:

“Những thông tin mới nhất về các chương trình đóng tàu trong tương lai (của Nga) cho phép chúng ta dự báo thành phần và số lượng hạm đội tàu ngầm của chúng ta trong tương lai.

Hiện nay, trong biên chế của Hải quân Nga có 26 tàu ngầm hạt nhân phi chiến lược, gồm:

1. Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh- 9 tàu, trong đó có 1 tàu kiếu “Yasen” và 8 tàu kiểu “Antey”dự án 949A.

2, Tàu ngầm hạt nhân đa năng - 17 tàu, trong đó có 11 tàu kiểu “Shuka-B” dự án 971 các biến thể khác nhau, 2 tàu kiểu “Shuka” dự án 671 RTM (K) chiếc tàu thứ ba kiểu này “ Danhil Moskovski” hiện đang nằm chờ thanh lý –hoặc đã được thanh lý rồi), 2 chiếc kiểu “Kondor” (Кондор) dự án 945A và 2 chiếc kiểu “Barrakuda” dự án 945.

Ngoài ra, Hải quân Nga còn có một hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân tương đối hùng hậu gồm có 22 tàu ngầm điện- diesel , trong đó có 15 chiếc kiểu “Paltus” dự án 877, 6 chiếc dự án “Varshavianka”, 1 chiếc kiểu “Lada” dự án 677.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại LB Nga sở hữu lực lượng tàu ngầm phi chiến lược lớn thứ hai trên thế giới với 48 tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm điện- diezel. Đó làmột lực lượng rất đáng nể …. nếu như không xét tới thâm niên phục vụ của những tàu ngầm đó.

Trong số 8 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh “Antey” dự án 949A thì đến năm 2030 sẽ chỉ còn không nhiều hơn 4 chiếc trong trang bị- nhưng cũng chỉ với một điều kiện là các chương hình hiện đại hóa hiện hành được thực hiện đúng tiến độ và đủ khối lượng công việc, bởi vì mới chỉ có kế hoạch hiện đại hóa 4 trong số 8 tàu hiện có.

Bốn tàu còn lại đến năm 2030 sẽ có tuổi phục vụ từ 38 đến 43 và khả năng chắc chắn hơn cả là 4 tàu này sẽ được thanh lý sau khi 4 tàu đã được hiện đại hóa được đưa trở lại trực chiến.

Trong số 17 tàu ngầm hạt nhân đa năng thì đến năm 2030, may lắm sẽ còn 6 chiếc trực chiến- đó là 4 tàu sẽ được hiện đại hóa (tất nhiên, nếu như chương trình hiện đại hóa này không bị gạch tên trong Chương trình vũ khí quốc gia) và sẽ có mã số 971M và thêm 2 tàu nữa, - một trong số đó đang được trung tu (sửa chữa vừa) và chiếc thứ hai sẽ được bàn giao lại cho Hải quân Nga trong tương lai gần sau khi đã sửa chữa định kỳ xong (“tức 2 tàu “Vepr” và Gepard”).

Trong số 22 tàu ngầm điện- diesel- đến năm 2030 sẽ chỉ còn 7 chiếc trực chiến- 6 chiếc lớp “Varshavianka” dự án 636.3 mới được đóng xong cách đây không lâu cho Hạm đội Biển Đen và 1 chiếc (tạm coi là vẫn có khả năng tác chiến hạn chế)- đó là chiếc tàu ngầm kiểu “Lada”.

Tất nhiên, sẽ có lực lượng mới được bổ sung. Từ nay đến năm 2030, Hải quân Nga sẽ nhận 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh kiểu “Yasen” và “Yasen-M” , 2 tàu ngầm điện- diesel dự án 677 “Lada” (các tàu “Lada” được khởi công đóng từ năm 2005-2006) và 6 tàu lớp “Varshavianka” dự án 636.3 đóng riêng cho Hạm đội Thái Bình Dương. Tổng cộng, đến năm 2030 Hải quân Nga sẽ có:

1. Số lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh tăng từ 9 chiếc lên 11 chiếc.

2. Số lượng tàu ngầm hạt nhân đa năng - giảm từ 17 chiếc xuống còn 6 chiếc.

3. Sô lượng tàu ngầm điện- diesel giảm từ 22 xuống còn 15 chiếc.

Và số lượng toàn bộ hạm đội tàu ngầm phi chiến lược của LB Nga sẽ giảm đúng 1,5 lần- từ 48 xuống 32 chiếc. Thế còn những “người bạn đáng nguyền rủa” của chúng ta thì sao? Hãy để sang một bên các hạm đội NATO để khỏi phải căng mình quá sức cần thiết, chúng ta chỉ xem xét hạm đội tàu ngầm (phi chiến lược) của Mỹ.

Đến thời điểm hiện tại, Hải quân Mỹ có 64 chiếc tàu ngầm hạt nhân phi chiến lược (Hải quân Mỹ không có tàu ngầm điện- diesel), trong số đó có:

1. Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh- 4 chiếc kiểu “Ohio”, đã được cải hoán để phóng tên lửa “Tomahawk”;

2. Tàu ngầm hạt nhân đa năng - 61 chiếc, trong đó có 15 chiếc kiểu “Virginia”, 3 chiếc kiểu “Seawolf”, và 32 chiếc kiểu “Los Angeles”.

Tàu ngầm hạt nhân “Virginia”

Trong khi đó, các chương trình đóng tàu ngầm đang được thực hiện của Mỹ hiện nay như sau:

Đang đóng 6 tàu ngầm hạt nhân “Virginia”, trong đó 2 tàu vừa mới được khởi công đóng trong năm nay (2018). Người Mỹ có tiến độ đóng (xong) 2 tàu ngầm mỗi năm và như vậy, đến năm 2030, nếu cứ tính trung bình thời gian để đóng xong một chiếc tàu ngầm hạt nhân là 3 năm thì (Mỹ) hoàn toàn có khả năng tăng số lượng “Virginia” lên tới 39 tàu.

Thực ra, ngay vào thời điểm hiện tại, ngoài 6 tàu (Virginia) đang đóng, Hải quân Mỹ đã đặt hàng (nhưng chưa khởi công đóng) thêm 7 tàu ngầm hạt nhân biến thể BlockIV và mới tuyên bố sẽ đóng thêm 10 chiếc tàu ngầm hạt nhân biến thể tiếp theo- Block V.

Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là số lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ khi đưa tất cả các tàu trên vào trực chiến sẽ tăng lên đến 88 chiếc. Chắc chắn hơn cả, số lượng (tàu) vẫn sẽ là như hiện nay, bởi vì cùng với việc đưa các tàu mới vào trang bị, sẽ có một số tàu cũ kiểu “Ohio” và “Los Angeles” bị loại biên.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/chuyen-gia-nga-so-sanh-ham-doi-ngam-phi-chien-luoc-nga-my-3364046/