Chuyên gia kinh tế Úc chỉ ra 3 cách phân tích và tính toán rủi ro khi kinh tế tụt dốc

Sau khi chứng kiến đà tụt dốc của kinh tế trong đại dịch, ngày càng nhiều chủ doanh nghiệp đang hướng tới năm 2021 với mục tiêu tập trung vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Với những dấu hiệu suy giảm đáng khích lệ của đại dịch COVID-19, đây là thời điểm lý tưởng để suy ngẫm về chiến lược hiện tại và tương lai cho doanh nghiệp của bạn, đồng thời đảm bảo bội máy đã sẵn sàng phục hồi. Theo Chủ tịch Trung tâm Phát triển Kinh doanh Úc Jana Matthews, phân tích và tính toán rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng mà nhiều doanh nghiệp rút ra được bài học sau thời kì đại dịch khủng hoảng.

Chủ tịch Trung tâm Phát triển Kinh doanh Úc Jana Matthews

Chủ tịch Trung tâm Phát triển Kinh doanh Úc Jana Matthews

Chấp nhận rủi ro có tính toán

Trong kinh doanh, giống như trong thể thao, bạn cần ghi bàn (bán được hàng cho khách) để giành chiến thắng (đảm bảo doanh thu). Điều này có nghĩa là bạn cần chấp nhận rủi ro và đặt cược vào những cơ hội cụ thể mà bạn tính toán sẽ mang lại lợi nhuận cao.

Rủi ro trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi.

Rủi ro và cơ hội thường so sánh như hai mặt của cùng một đồng tiền, vì vậy đừng cố gắng tránh hoàn toàn rủi ro hoặc quá sợ rủi ro khi bước vào thương trường.Nếu chúng ta muốn sớm thoát khỏi cuộc suy thoái này, các CEO, hội đồng quản trị và chính trị gia phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro có tính toán, suy nghĩ thông qua các chiến lược giảm thiểu rủi ro phù hợp, đưa ra quyết định và tiến lên phía trước.Tránh rủi ro đơn giản không phải là một lựa chọn. Thay vào đó, chúng ta cần phát triển năng lực đánh giá rủi ro và các chiến lược giảm thiểu rủi ro.

Tập trung gấp đôi vào nhu cầu của khách hàng

Hãy tự hỏi bản thân: "Làm cách nào để sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng tôi giúp khách hàng của chúng tôi thành công/ cảm thấy thoải mái, tiện lợi?". Khi bạn đã xác định được câu trả lời cho câu hỏi đó, hãy đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn hiểu được giá trị cụ thể mà các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn đem tới cho cuộc sống của họ. Làm việc chăm chỉ để phát triển sự hiểu biết sâu sắc về những gì khách hàng của bạn cần để thành công và giảm thiểu rủi ro.

Đừng xây dựng mọi tính năng và lợi ích có thể được quan tâm. Thay vào đó, hãy dành thời gian và tiền bạc để thăm dò xem khách hàng của bạn cần gì, muốn gì và coi trọng gì. Lắng nghe câu trả lời của họ và sau đó tìm ra cách chuyển nó cho họ. Như Henry Ford đã lưu ý, mọi người có thể nói rằng họ muốn có một con ngựa nhanh hơn, nhưng ông hiểu rằng điều họ thực sự muốn không phải một con ngựa mà chỉ đơn gian là họ muốn đi nhanh hơn.

Thấu hiểu khách hàng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

Làm thế nào để bạn tìm ra những gì khách hàng của bạn đánh giá cao? Hãy đặt mình vào vị trí của từng khách hàng của bạn và nhìn thế giới qua con mắt của họ. Giành thời gian xem xét từng chuỗi giá trị của khách hàng thông qua con mắt của khách hàng đó, sau đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ giúp khách hàng của khách hàng đó thành công. Cung cấp những gì mà khách hàng của bạn đánh giá cao sẽ tạo ra sự "gắn bó" của khách hàng và một lượng lớn thông tin về những sản phẩm và dịch vụ bổ sung mà khách hàng của bạn sẽ cần, muốn và đánh giá cao trong tương lai. Sử dụng thông tin này khi quyết định phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ nào sẽ triển khai tiếp theo.

Luôn khao khát, kén chọn và tiếp tục học hỏi

Khi một công ty phát triển, sẽ có nhiều bài học mới để các CEO học hỏi, các chiến lược theo đuổi và các vấn đề cần giải quyết. Mô hình lãnh đạo chỉ huy và kiểm soát và thiên tài với một nghìn người trợ giúp không phải là mô hình thích hợp cho sự phát triển của công ty. Thay vào đó, các CEO cần học cách bao quanh mình với những người phù hợp với giá trị của công ty họ, là những người có hiệu suất cao và những người mà họ có thể ủy quyền.

Tất cả các thành viên của nhóm điều hành, thành viên hội đồng quản trị, nhà đầu tư, cố vấn và nhà cung cấp dịch vụ cần phải sẵn sàng chấp nhận sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn của công ty. Căn chỉnh là chìa khóa.

Phát triển doanh nghiệp sau đại dịch là một thách thức lớn.

Hãy tiếp tục giành nhiều thời gian để học hỏi, nhưng hãy thật chọn lọc về những người bạn sử dụng làm hình mẫu và lời khuyên của họ. Đôi khi kinh nghiệm và bài học của người khác có thể không phù hợp với tình huống bạn đang đối mặt. Không nhiều người biết những gì cần thiết để phát triển công ty, vì vậy hãy tìm kiếm những người làm được điều đó và chọc lọc những lời khuyên để tiếp thu.

Kết luận, nếu bạn chấp nhận rủi ro có tính toán, phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho phép khách hàng của bạn và khách hàng của họ thành công, và bạn luôn tò mò và thực hành học hỏi có chọn lọc, thì công ty của bạn sẽ có thể phục hồi và phát triển nhanh hơn.

Thanh Thùy

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/tinh-toan-rui-ro-la-chia-khoa-cho-tang-truong-kinh-doanh-22909.html