Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý cách thay đổi cấu trúc thức ăn khi chế biến các món ăn dặm cho bé

Món ăn cho trẻ ăn dặm không chỉ yêu cầu về tính đa dạng mà còn đảm bảo quá trình thay đổi cấu trúc để con giúp con phát triển đa dạng các giác quan. 3 bước dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách thay đổi cấu trúc khi chế biến món ăn dặm cho con.

Tại sao cha mẹ cần chuyển đổi cấu trúc thức ăn dặm cho trẻ?

Cấu trúc thức ăn dặm là các dạng thức ăn bé sẽ làm quen khi bước vào giai đoạn ăn dặm với 3 dạng chủ yếu:

Cấu trúc thức ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích trẻ ăn ngon - Ảnh minh họa: Internet

Cấu trúc thức ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích trẻ ăn ngon - Ảnh minh họa: Internet

- Cấu trúc thức ăn dạng 1 (thích hợp cho bé từ 5,5 - hết 6 tháng tuổi): Dạng xay, rây nhuyễn, mịn.

- Cấu trúc thức ăn dạng 2 (thích hợp cho bé 7- hết 9 tháng): Dạng nghiền nát, không cần rây, có hạt lợn cợn.

- Cấu trúc thức ăn dạng 3 (cho trẻ từ 10 tháng tuổi): Dạng xé nát, nghiền nát, có hình dạng nhất định. Cơm nát chuyển dần sang cơm hạt một nửa hoặc hạt nguyên. Các loại thức ăn cắt nhỏ bằng ngón tay. Sau 1 tuổi, trẻ có thể ăn đa dạng các cấu trúc thức ăn này.

Cha mẹ nên thay đổi cấu trúc thức ăn khi làm món ăn dặm cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh - Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh) cho biết cấu trúc thức ăn có mối liên hệ với quá trình thèm ăn của trẻ, tác động lên cả vị giác, khứu giác và thị giác. Đồng thời, trẻ cũng sẽ sớm có nhận thức về cấu trúc, mùi vị và màu sắc của các loại thức ăn.

Đây là lý do các bà mẹ thường được khuyên nên tự làm món ăn dặm và thay đổi cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ. Thay đổi thức ăn đúng độ tuổi sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm chứng biếng ăn ở con.

Cách thay đổi cấu trúc thức ăn cho trẻ

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết, thao tác chuyển cấu trúc thức ăn cho trẻ ăn dặm khá đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hành vi ăn uống của con; đặc biệt trong quá trình bé khám phá cấu trúc thức ăn.

Làm quen với nhiều loại cấu trúc thức ăn sẽ giúp bé ăn ngon hơn - Ảnh minh họa: Internet

Trước tiên, bắt đầu ở cấu trúc thức ăn dạng 1, cha mẹ chỉ cần trộn các thức ăn dặm phù hợp theo tháng, thêm 1 ít nước hoặc sữa công thức rồi dùng máy xay nhuyễn. Khi nấu cháo cho bé ăn dặm, cha mẹ nấu theo tỉ lệ 1:10 (cứ 1 muỗng gạo cho 10 muỗng nước) hoặc 1:7 (một muỗng cơm thêm 7 muỗng nước hoặc sữa công thức).

Không quá khó để cha mẹ thực hiện thành thục việc thay đổi cấu trúc thức ăn cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm - Ảnh minh họa: Internet

Bước sang cấu trúc thức ăn dạng 2 (dạng nghiền nát), cha mẹ chỉ cần dùng thìa hoặc nĩa nghiền nát thức ăn rồi cho bé ăn dặm. Tiếp nối sang cấu trúc thức ăn dạng 3 (dạng xé nát, thức ăn có hình thù cỡ nhỏ) mẹ cũng chỉ cần sử dụng thìa nghiền với độ nát ít hơn và thêm một lượng nhỏ các mẫu thịt cá to bằng đầu ngón tay út để con làm quen dần.

Hồng Ngân

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/chuyen-gia-dinh-duong-goi-y-cach-thay-doi-cau-truc-thuc-an-khi-che-bien-cac-mon-an-dam-cho-be-c21a295686.html