Chuyên gia bình luận về hai kịch bản của trận chung kết 'thương chiến dầu mỏ'

Chuyên gia phân tích kinh tế Stanislav Mitrakhovich đã chỉ ra hai kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong cuộc đối đầu giữa Mỹ với Saudi Arabia và Nga trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

 Việc Vương quốc Saudi Arabia (KSA) bán phá giá nhằm trả đũa Nga không đồng ý cắt giảm sản lượng đã gây ra thương chiến dữ dội trên thị trường dầu thế giới.

Việc Vương quốc Saudi Arabia (KSA) bán phá giá nhằm trả đũa Nga không đồng ý cắt giảm sản lượng đã gây ra thương chiến dữ dội trên thị trường dầu thế giới.

Những bên tham gia chính trong trận thương chiến này, ngoài phía KSA chính là Mỹ và Nga, điều đó đe dọa hủy hoại những nước nhỏ hơn trong ngành công nghiệp dầu khí.

Ý kiến tương tự trên đài phát thanh Sputnik được đưa ra bởi chuyên gia kinh tế Stanislav Mitrakhovich, ông đã nói về hai kịch bản có thể xảy ra của cuộc thương chiến dầu lửa như vậy giữa Nga, KSA và Mỹ.

"Tôi thấy hai kịch bản", ông Mitrakhovich nói và chỉ ra trường hợp đầu tiên là những nhà sản xuất khác vì sợ giá giảm quá mạnh, có thể đi tới định dạng lại thỏa thuận OPEC + và tổ chức một thứ gì đó giống như OPEC + 2.0.

Ông Mitrakhovich lưu ý rằng trong trường hợp này, thỏa thuận mới có thể được hỗ trợ bởi một vòng đại diện rộng hơn của các quốc gia. Ngay cả ở Mỹ, một số công ty đã kêu gọi giới hạn sản xuất.

Tuy nhiên vị chuyên gia trên vẫn bày tỏ nghi ngờ rằng Mỹ sẽ đồng ý chính thức hạn chế tiềm năng tăng sản lượng dầu, nhưng Brazil có thể sẽ chấp thuận ý kiến này.

Nếu kịch bản đầu tiên phát triển, tình huống có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn. "Sau đó, một cuộc chiến giá cả đang chờ chúng ta", nhà tài chính nói, chỉ ra rằng tình trạng tiêu cực có thể được quan sát trong vài năm.

"Nếu giá vẫn ở trong khu vực 20 USD, điều này có nghĩa là cần một số người chơi rời khỏi cuộc đua", chuyên gia Mitrakhovich giải thích về sự nguy hiểm của kịch bản này.

Tuy nhiên, cuối cùng thì quá trình ổn định thị trường dầu toàn cầu sẽ rất có vấn đề, bởi khi đó rất khó kiểm soát chung về sản lượng hay là tình trạng tự phát của các nhà sản xuất.

Trong diễn biến khác, đã có báo cáo về sự xuất hiện của một loại nhiên liệu mới sẽ giúp cho nhân loại giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hydrocarbon hóa thạch, trong khi lại thân thiện hơn với môi trường.

Theo nhận định ban đầu, nếu loại nhiên liệu này sử dụng cho tàu biển sẽ đáp ứng mục tiêu của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) để giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 50% vào năm 2050, điều này rõ ràng rất đáng ghi nhận.

Việc phát triển nhiên liệu mới cũng có liên hệ mật thiết với tình hình cuộc chiến tranh dầu mỏ hiện nay, nếu mức giá dầu vẫn thấp thì quá trình nghiên cứu sẽ bị đẩy lùi lại.

Nhưng nếu như trong thời gian sắp tới, các nước xuất khẩu dầu mỏ bắt tay được với nhau để nâng mức giá lên khoảng 60 USD/thùng thì rõ ràng sẽ tạo động lực cho phương tiện sử dụng nhiên liệu mới.

Rõ ràng việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế nhằm duy trì sự thịnh vượng, không để giá dầu sụt giảm quá sâu nhưng cũng không kích thích tìm ra loại nhiên liệu thay thế là bài toán khó với các nước xuất khẩu.

Bạch Dương (Theo Topwar.ru)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-chuyen-gia-binh-luan-ve-hai-kich-ban-cua-tran-chung-ket-thuong-chien-dau-mo/848369.antd