Chuyện gì xảy ra với Jerusalem, Tel Aviv, Teheran khi chiến tranh?

Loại vũ khí nào giúp Israel có thể đối đầu với Iran mà không cần phải bận tâm đến Nga

Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Sitnhikov (thay lời dẫn). Bài đăng trên “Svobodaia Pressa” ngày 29/6/2019.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman trong buổi lễ khánh thành khu định cư Do Thái mới được đặt tên Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP Photo/Ariel Schalit/TASS)

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cùng Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman trong buổi lễ khánh thành khu định cư Do Thái mới được đặt tên Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP Photo/Ariel Schalit/TASS)

Vào thời điểm hiện tại, trên khắp đất nước Israel hầu như tất cả mọi người đều chỉ bàn về chủ đề một cuộc chiến tổng lực có thể xảy ra với Iran. Người dân Israel hỏi nhau: chuyện gì sẽ xảy ra, nếu, dù sao thì chiến tranh cuối cùng cũng nổ ra?

Các hầm trú ẩn có cứu được người dân Do Thái trước các đòn tấn công tên lửa của kẻ thù không? Và quan trọng hơn cả, liệu Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) có thể đối phó một cách hiệu quà với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và các nhóm quân cảm tử “Hezbollah” không?

Vâng, người Israel tin rằng người Mỹ sẽ không bỏ mặc họ một minh, nếu như những đội quân người Ba Tư đông đảo và dũng cảm tấn công họ. Nhưng dù sao thì người Mỹ cũng có thể còn có những lợi ích địa- chính trị riêng và những mối quan tâm nội bộ cũng riêng của họ.

Có thể khẳng định người Mỹ hiếu chiến bao nhiêu lần cũng được, nhưng cũng có lúc chính quyền cũ của Mỹ (chính quyền Obama-ND) đã từng có những động thái, lấy ví dụ, đứng về phía người Palestine trong vấn đề xây dựng các khu định cư Do Thái trên những khu vực lãnh thổ tranh chấp. Thêm nữa, các đảng viên Đảng Dân chủ (Mỹ) hiện nay cũng đang không ủng hộ (tổng thống) D.Trump trong chủ trương gây sức ép lên Iran.

Avi Issacharoff- chuyên gia Israelchuyên phân tích các vấn đề Trung Đông cho Báo The Times of Israel và chuyên viết về các vấn đề Palestine và Ả Rập cho Báo Haaretz Israel. Ảnh các người dịch tải từ trên mạng

Avi Issacharoff, một chuyên gia phân tích về Trung Đông chuyên viết cho các tờ The Times of Israel và Wall News, tin rằng (nguyên văn):

"Tình huống (hiện nay giữa Israel và Iran) đang giống như một trận đấu giữa hai võ sỹ đấm bốc hạng nặng, - đó là một trận đấu mà không một ai trong hai đối thủ có đủ sức ra cú đòn “knock-out” hạ gục đối phương". Ông cũng cho rằng rằng có thể có nhiều kịch bản phát triển sự kiện khác nhau xảy ra.

Theo những số liệu được chính các quan chức Israel công bố thì hiện nay trên lãnh thổ Syria đang có sự hiện diện hơn 2.000 sĩ quan và cố vấn IRGC, khoảng 10.000 dân quân Shiite được điều từ Pakistan và Afghanistan sang, khoảng 8.000 chiến binh Phong trào “Hezbollah”. Đây là tất cả lực lượng mà Teheran có thể huy động để đánh nhau với IDF, vì giữa Iran và Israel không có đường biên giới chung.

Và cũng vào thời điểm này, theo những thông tin mà Avi Issacharoff có được thì “Hezbollah” sẽ cố để “không kéo Lebanon vào cuộc xung đột”.

Đồng minh trung thành này của Tehran này đã củng cố được vị thế của mình tại Beirut sau trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua và đang tập trung vào những vấn đề chính trị trong nước. Về phần mình, Syria cũng không quan tâm đến việc biến mình thành một bãi chiến trường cho Iran và Israel đánh nhau .

Còn Nga, nước này đang muốn thu hồi vốn sau các “khoản đầu tư quân sự” cho Assad bằng cách kinh doanh dầu mỏ và lúa mì tại địa phương.

Nói cho đúng, chinh vì thế (các bối cảnh trên) là lý do khiến Tổng thống Trump áp đặt chiến dịch phong tỏa dầu mỏ đối với Tehran, bởi vì,- theo CIA và Mossad (Cơ quan tình báo Israel), thì vào thời điểm này đã hình thành các điều kiện gần như lý tưởng để làm việc đó (phong tỏa dầu mỏ Iran).

Tuy vậy, xác xuất xảy ra chiến tranh giữa Iran và Israel trong thời gian gần đây đang ngày càng tăng, cho dù có xảy ra các sự cố với tàu chở dầu hay không.

Tại Ba Tư (Iran), tâm lý bất mãn của một bộ phận dân chúng trước tình trạng kinh tế xấu đi đang lan rộng và số lượng những người ủng hộ cải thiện quan hệ với Phương Tây đang ngày càng tăng.

Sự trị vì của Đại giáo chủ Ali Khamenei đang đứng trước sức ép nội bộ mạnh. Thành thử, luận chứng cuối cùng có sức nặng nhất mà Tehran buộc sẽ phải sử dụng là nối lại chương trình chế tạo “vũ khí ngày tận thế”- chế tạo bom hạt nhân. Tel Aviv đã từng xác định một động thái như vậy của Iran trện thực tế sẽ là một lời tuyên chiến.

Chính vì thế mà cả hai bên đều đang chuẩn bị cho một trận chiến tổng lực. Đã có những thông tin đáng tin cậy là Israel đang tiến hành các cuộc tham vấn khẩn cấp và chi tiết với một số quốc gia Vùng Vịnh Ba Tư và với giới lãnh đạo NATO về vấn đề tiến hành một chiến dịch quân sự. Có thể không nghi ngờ rằng, Tel- Aviv đang cân nhắc tất cả mọi lựa chọn, kể cả phương án xung đột “một chọi một”.

Nếu chiến tranh Iran-Do Thái bùng nổ, mức độ hủy diệt, rất có thể, sẽ là khủng khiếp kể cả nếu tính theo các tiêu chí Trung Đông hiện đại vốn quen với chiến tranh tàn phá. Và mặc dù không có đường biên giới chung với Israel, nhưng IRGC vẫn đã từng “thề” sẽ thiêu thành tro các thành phố của Israel.

Trong các mục tiêu (sẽ) bị tấn công, có lẽ, sẽ có cả các đền thờ Kitô giáo tại Jerusalem. Lẽ dĩ nhiên, các tên lửa Iran cũng sẽ công kích các mục tiêu thuộc cơ sở hạ tầng dầu mỏ của các quốc gia Vùng Vịnh Ba Tư. Để “ăn miếng trả miếng”, Không quân Israel cũng từng đe dọa sẽ “thổi bay” khỏi mặt đất các khu vực đông dân cư của Iran, kể cả Tehran và những khu vực đô thị đông dân khác.

Báo “Svobodnaia Pressa” đã từng cung cấp thông tin tương đối chi tiết về các loại vũ khí mới của Iran, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng không “Khordad- 15” có các tính năng không thua kém gì mấy nếu so với S-350 “Vityaz” Nga và về cả những tên lửa (đạn đạo) “Khorramshahr” Iran với tầm bắn tới 2.000 km.

Bước đột phá (trong công nghệ chế tạo vũ khí) của Ba Tư rất đáng ngưỡng mộ. Người Israel sẽ lấy gì để đối phó với Iran? Và điều quan trọng hơn cả là ai (Iran hay Israel) sẽ có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn, nếu như (hai bên) không tiến hành các chiến dịch quân sự chống nhau trên mặt đất?

Trước hết, khi nói đến Không quân Israel, cần phải tính ngay đến các máy bay tiêm kích hạng nặng F-15 Eagle, trong đó có cả những máy bay F-15C vốn đã được từng được “cọ xát” trong các trận không chiến với MiG-29 - kiểu máy bay đánh chặn tối tân nhất của người Ba Tư.

Về phía người Do Thái, sẽ có 84 con “Đại bàng” (F- 15Eagle) vào trận, trong khi Tehran chỉ có 25 chiếc MiG trong tay và không ai biết có bao nhiêu trong số đó có thể cất cánh tham chiến. Tất cả mọi thứ (máy bay) còn lại của Không quân Iran thì hoặc là không thể bay được do thiếu phụ tùng thay thế hoặc chỉ là những máy bay "không thực sự đáng ngại” nếu xét từ quan điểm (không quân) hiện đại.

Kết cục trận chiến trên không đã quá rõ - không một ai có thể nghi ngờ về việc người Do Thái sẽ chắc chắn đánh bại người Ba Tư.

Ngoài ra, cũng cần phải nhớ thêm một chi tiết rất quan trọng là IDF có trong trang bị phiên bản “Đại bàng” F-15I Strike Eagle,- đây là kiểu máy bay có thể xâm nhập sâu vào lãnh thổ Iran mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.

Những máy bay tiêm kích này được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử rất hiệu quả, và vì thế, tất nhiên, làm tăng khả năng sống sót của F-15I Strike Eagle trong cuộc chiến chống lại các hệ thống phòng không mặt đất của Iran.

Để chứng minh cho nhận định trên, chỉ xin dẫn ví dụ sau: Ấn Độ đã mua của Israel các tổ hợp tác chiến điện tử Elta EL / M-8222 để lắp trên các máy bay tiêm kích Nga sản xuất, với lý do được thẳng thắn đưa ra là những phương tiện tác chiến điện tử trang bị cho máy bay của Israel tốt hơn (các phương tiện tương tự ) của Nga. Điều đó có nghĩa là- có một xác xuất cực kỳ lớn là hệ thống phòng không Iran sẽ bị tê liệt ngay từ đầu chiến tranh.

Còn bây giờ ta bàn về vũ khí “Báo thù". Tại Iran, tên lửa đạn đạo "Khorramshahr" được đưa vào trang bị cho Quân đội nước này năm 2017, trong khi đó thì ở Israel, tên lửa đạn đạo “Jericho-2" (tầm bắn tới 3.000 km) đã trực chiến hơn 30 năm nay, và còn cả tên lửa đạn đạo "Jericho-3" nữa (bắt đầu đưa vào trực chiến năm 2011)- với cự ly bắn tới 6.000 km.

CIA khẳng định như đinh đóng cột rằng “Khorramshahr” Iran được sản xuất “chỉ từng quả một”, trong khi tại Israel thì các kho chứa vũ khí tên lửa đầy ắp các “Jericho”. Chưa hết, chúng (các Jericho”) có độ chính xác cực cao nhờ sử dụng hệ thống định vị vệ tinh của Mỹ.

Rõ ràng một điều là Washington sẽ không nhẫn tâm “ngắt” tín hiệu GPS mà quốc gia đồng minh của mình đang sử dụng, trong khi đối với Iran, mọi việc có vẻ không chắc chắn 100% là sẽ như vậy. Người Ba Tư, trong trường hợp may mắn nhất, chỉ có thể “cậy nhờ” hoặc là hệ thống GLONASS của Nga, hoặc là hệ thống dẫn đường “Bắc Đẩu” của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, việc cho nước ngoài sử dụng tất cả những hệ thống (vệ tinh) quân sự như vừa liệt kê ở trên là một quyết định- nói nôm na "không được hoan nghênh" lắm. Đặc biệt, nếu như nhớ tới những gì vừa mới xảy ra khi chiến sự trong cuộc xung đột Pakistan -Ấn Độ gần đây trên khu vực Kashmir đang ở thời điểm ác liệt nhất, - hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc là hoàn toàn không hoạt động hoặc là tín hiệu bị “méo” một cách nghiêm trọng đáng ngờ.

Cụ thể hơn nữa, các tên lửa Ấn Độ toàn rơi xuống vực cách các lán trại đóng quân của dân quân Pakistan phải hàng trăm mét.

Còn một điểm quan trọng nữa cũng phải tính tới. Đó là- thử nghiệm tên lửa đạn đạo ““Khorramshahr” chống quân khủng bố là một chuyện, nhưng khi các tên lửa này bay về hướng Nhà thờ Mộ Thánh (Nhà thờ nằm ở bên trong bức tường thành của thành phố cổ Jerusalem-ND) thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Còn những gì liên quan đến những mỏ dầu của các nước Ả Rập, có thể tin chắc một điều là chúng sẽ “tỏa sáng” với những ngọn lửa bốc rất cao. Trong trường hợp này, độ chính xác cao (của tên lửa) lại không thực sự quá cần thiết.

Cũng không thể nghi ngờ gì về việc sẽ còn có thêm 6 chiếc tàu ngầm điện- diesel Israel lớp “Cá heo” (“Delphin”) lượng giãn nước 1.840 tấn tham gia vào cuộc tấn công tên lửa nhắm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Iran.

Các phương tiện truyền thông Israel cho biết là những tàu ngầm này được trang bị tên lửa hành trình chính xác cao AGM-142 “Have Nap”,-nó còn nổi tiếng với một tên gọi khác là “Popyey Turbo” có tầm bắn hơn 350 km.

Nhưng người Mỹ lại khẳng định rằng các tên lửa này có thể tấn công mục tiêu ở cự ly tới 1.500 km. Cho dù thế nào đi chăng nữa, nhưng các cảng biển và các tàu của Iran chắc chắn sẽ nằm ở các khu vực “phủ sóng ” của những tên lửa này.

Như vậy, có thể thấy- Israel có ưu thế rất rõ ràng về không quân và vũ khí tên lửa, trong khi Iran lại có một sự vượt trội không thể tranh cãi về các lực lượng trên mặt đất.

Cũng phải nói rõ để kết luận bài viết này là ngay cả chuyên gia người Israel Avi Issacharoff cũng không dám loại trừ khả năng là những tổn thất mà người Ba Tư gây ra cho nhà nước Do Thái có thể sẽ rất đáng kể, và lên tới mức mà các thỏa thuận hòa bình (ngừng bắn) có khả năng sẽ được ký kết theo các điều kiện mà Tehran đưa ra.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/chuyen-gi-xay-ra-voi-jerusalem-tel-aviv-tehran-khi-chien-tranh-3383906/