Chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt?

Đường là một phần không thể thiếu đối với cơ thể con người, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu sử dụng quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, phù nề tay chân hoặc các bệnh về tim mạch.

 Gây cận thị: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trẻ nhỏ có thói quen ăn ngọt thường có nguy cơ mắc bệnh cận thị cao hơn gấp nhiều lần bình thường

Gây cận thị: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những trẻ nhỏ có thói quen ăn ngọt thường có nguy cơ mắc bệnh cận thị cao hơn gấp nhiều lần bình thường

Nguyên nhân là việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao khiến áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể giảm đi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thủy tinh thể và khiến trẻ bị cận thị

Gây tăng nhãn áp: Khi ăn đồ ngọt, đường và insulin trong máu cao, điều này có thể khiến các mạch máu trong mắt bị thu hẹp, tạo ra sự tích tụ chất lỏng không thể thoát ra đúng cách, gây áp lực quá mức bên trong mắt

Thông thường, khi cơ thể bị mắc bệnh tăng nhãn áp thì sẽ không có triệu chứng gì khi áp lực tăng lên, nhưng nếu không được điều trị, có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác và gây mù lòa

Đặc biệt, những người bị tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp gấp đôi so với người trưởng thành không mắc bệnh tiểu đường

Thoái hóa điểm vàng: Bên cạnh cận thị và tăng nguy cơ bị bênh tăng nhãn áp thì việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ có thể khiến bạn dễ bị thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng không gây ra mù hoàn toàn, tầm nhìn xung quanh của người bệnh vẫn còn bình thường nhưng làm khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc, sự tương phản lại bị suy yếu nghiêm trọng

Giảm tuổi thọ: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe cộng đồng của Mỹ cho thấy, nếu ăn vượt mức lượng đường hằng ngày sẽ dẫn đến lão hóa tế bào và gây rút ngắn tuổi thọ

Ảnh hưởng đến não: Theo tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ, chế độ ăn nhiều đường và nhiều chất béo sẽ làm suy yếu các chức năng của bộ nhớ, theo thời gian, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trung ương thần kinh

Ngoài ảnh hưởng xấu tới bộ nhớ thì việc tiêu thụ lượng đường quá mức còn có thể làm "nhiễu" tín hiệu của não, khiến cơ thể luôn có cảm giác thèm đồ ngọt

Dễ mắc các bệnh tim mạch: Theo tiến sĩ Saltzman (đại học Tufts - Mỹ) cho biết, nếu lượng đường cao sẽ dẫn đến sự gia tăng đột ngột các loại mỡ máu trong hệ tim mạch, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngày một tăng cao

Bên cạnh đó, nếu cơ thể có quá nhiều đường cũng có thể làm giảm mức cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ chống lại các vấn đề về tim và sẽ gây tăng huyết áp

Mắc bệnh phù nề: Việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ làm lượng vitamin B1 trong cơ thể sụt giảm một cách nghiêm trọng, điều này sẽ dẫn đến viêm dây thần kinh và gây ra phù nề chân, tay

Làm hệ miễn dịch bị suy yếu: Theo các nhận định của chuyên gia dinh dưỡng, tiêu thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến số lượng tế bào bạch cầu thấp hơn trong 5 giờ và tăng tính nhạy cảm với bệnh

Tăng nguy cơ bị ung thư: Việc ăn nhiều đường còn có liên quan mật thiết với việc tăng nguy cơ ung thư thực quản hay ung thư ruột non

Nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung cũng tăng lên 1,42 lần ở những người phụ nữ ăn nhiều bánh ngọt, kem, chè…

Gây lão hóa da: Lượng đường huyết cao còn ảnh hưởng rất lớn đến chất collagen và protein của cơ thế, chúng vốn có tác dụng duy trì độ ẩm và tính đàn hồi của làn da

Tăng nguy cơ bị trầm cảm: Các nghiên cứu cho thấy, việc ăn nhiều đồ ngọt có thể làm tâm trạng xấu đi, tăng sự khó chịu, kích động, ngủ không ngon, tăng viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí còn gây ra chứng trầm cảm

Gây béo phì: Cơ thể chỉ cần một ít đường để lấy năng lượng, nhưng nếu hấp thu quá nhiều thì phần đường còn lại sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, làm tăng cân và tích tụ mỡ bụng

Đường còn khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến bệnh gout. Chúng còn làm tăng lượng hóc môn androgen và gây rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, làm xuất hiện mụn trứng cá

Đối với phụ nữ mang thai, việc hấp thu quá nhiều đường không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng, có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, lưu thai…

Hơn thế nữa, sau khi sinh bà bầu còn có thể mắc chứng tiểu đường, còn em bé có khả năng mắc bệnh béo phì và bị cận thị, hoặc tư duy phát triển chậm hơn những trẻ cùng lứa tuổi.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng, những người có bầu nên chú ý đến lượng đường trong món ăn của mình trong suốt thai kỳ để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và con

Sông Hương (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-chuyen-gi-se-xay-ra-voi-co-the-neu-ban-an-qua-nhieu-do-ngot/859240.antd