Chuyển đổi di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo Hà Nội

y là chủ đề cuộc tọa đàm do UBND Thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống và UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức, ngày 16/11.

PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan - Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia chia sẻ tại tọa đàm.

PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan - Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia chia sẻ tại tọa đàm.

Theo PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan, TS Trương Ngọc Lân, tại Việt Nam, việc chuyển đổi di sản công nghiệp (các nhà máy công nghiệp cũ trong nội đô) thành các không gian sáng tạo khá mới mẻ, trong khi đó, trên thế giới, công việc này cũng đã phổ biến. Do vậy, tọa đàm chỉ mang tính gợi mở để thảo luận, từ khái niệm không gian sáng tạo đến phương pháp luận…

Tại hội thảo, diễn giả PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc chuyển đổi các di sản công nghiệp thành các không gian sáng tạo. Trong khi đó, TS Trương Ngọc Lân đề cập các cơ hội chuyển đổi khi mà Hà Nội có gần 100 nhà máy công nghiệp lớn như cụm nhà máy Cao Xà Lá, nhà máy xe lửa Gia Lâm… đã và đang thực hiện việc di dời ra khỏi nội đô.

Diễn giả Trương Ngọc Lân.

Theo các diễn giả, đây là cơ hội tuyệt vời, thậm chí là cơ hội cuối cùng để nghiên cứu chuyển đổi toàn phần hoặc một phần các di sản công nghiệp thành các không gian sáng tạo rộng lớn, linh hoạt, phục vụ đông đảo công chúng. Ở đó, các không gian sáng tạo sẽ kể các câu chuyện về lịch sử đô thị trong quá khứ cũng như sự chuyển động trong hiện tại. Ở đó, các nhà sáng tạo có cơ hội thực hiện các ý tưởng sáng tạo không giới hạn…

Các khách mời như đạo diễn trẻ Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ kinh nghiệm trong việc hình thành và vận hành các không gian sáng tạo do chị sáng lập, trong đó có “Ơ kìa Hà Nội”… Các nghệ sỹ đồng thời bày tỏ kỳ vọng về nhu cầu sử dụng các không gian sáng tạo trong quá trình hoạt động nghệ thuật, sáng tạo của mình.

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính chia sẻ tại tọa đàm.

Theo các ý kiến tại tọa đàm, để việc chuyển đổi các di sản công nghiệp thành công, trước tiên, phải tuân thủ các đồ án quy hoạch được duyệt. Tiếp đó, cần có sự hợp tác của chính quyền, của các chủ đầu tư khu vực đó, sự thăng hoa của các nghệ sỹ.

Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Đặng Kim Khôi phát biểu khai mạc tọa đàm.

Hơn nữa, các khu vực di sản công nghiệp tại Hà Nội hiện đều là những khu vực bất động sản hấp dẫn, do vậy nếu không gian sáng tạo không tạo được giá trị gia tăng thì việc chuyển đổi khó khả thi…

Chí Thành

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/chuyen-doi-di-san-cong-nghiep-thanh-khong-gian-sang-tao-ha-noi-295349.html