Chuyện 'di cư' người chết ở nơi đất mộ có giá 600 ngàn USD/ngôi

Khi mẹ của cô Cecilia Chan mất hồi tháng 11 năm ngoái, nữ giáo sư ngành xã hội tại đại học Hong Kong này đã quyết định hỏa táng và rải tro của mẹ mình tại một khu vườn trong một nghi thức được gọi là 'an táng xanh'. Cô Chan cho rằng cách an táng này 'là một trong những sự lựa chọn thực tế nhất tại một nơi đông đúc và đắt đỏ như Hong Kong'. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn phổ biến.

Người Hong Kong (Trung Quốc) dọn mộ tại nghĩa trang Đồi Kim cương ở Hong Kong.

Người Hong Kong (Trung Quốc) dọn mộ tại nghĩa trang Đồi Kim cương ở Hong Kong.

"Theo truyền thống của người Hoa, chúng tôi muốn giữ gìn tro cốt của tổ tiên mình trong một nghĩa trang. Một nơi hiện hữu để chúng tôi có thể viếng thăm, cúng bái và thờ phụng. Nhiều người Hoa rất truyền thống", ông Kwok Hoi Pong, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mai táng Hong Kong cho biết.

Và người Hong Kong phải chờ hơn 4 năm mới có một nơi đặt hũ tro cốt của người thân quá cố ở nghĩa trang công.

Khan hiếm đất mộ

"Nếu tính giá mỗi mét vuông, đất cho người chết hiện còn đắt đỏ hơn đất cho người sống", Kwok Hoi Pong, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mai táng Hong Kong, cho biết. "Những ô đặt bình tro ở một nghĩa trang tư nhân với vị trí đẹp nhất có thể có giá lên đến 1,8 triệu HKD (230.000 USD). Đây là hiện tượng ở Hong Kong".

Trong khi đó, giá một khoảnh đất để chôn cất dao động từ 390.000 USD đến 637.000 USD. Nhưng các nghĩa trang trong thành phố đều chật nên hiếm khi tìm được một ô đất trống. Ở Hong Kong, đất khan hiếm đến mức 90% trong số 48.000 người chết mỗi năm đều được hỏa táng. Giờ đây việc tìm một chỗ đặt bình tro cũng ngày càng khó khăn.

Một hốc tường đặt bình tro cốt ở nghĩa trang công có giá khoảng 350 USD, nhưng sẽ phải đợi hơn 4 năm. Những người không thể đợi sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một chỗ tại các nghĩa trang tư nhân, dù đó chỉ là một hốc tường không lớn hơn chiếc hộp đựng giày. So sánh với giá bán căn hộ đắt nhất Hong Kong ở mức hơn 2.000 USD/m2, đất cho người chết tại thành phố này còn đắt đỏ hơn cả đất dành cho người sống.

Khi mẹ của cô Cecilia Chan mất hồi tháng 11 năm ngoái, nữ giáo sư ngành xã hội tại đại học Hong Kong này đã quyết định hỏa táng và rải tro của mẹ mình tại một khu vườn trong một nghi thức được gọi là "an táng xanh". Cô Chan cho rằng cách an táng này "là một trong những sự lựa chọn thực tế nhất tại một nơi đông đúc và đắt đỏ như Hong Kong". Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn phổ biến.

"Theo truyền thống của người Hoa, chúng tôi muốn giữ gìn tro cốt của tổ tiên mình trong một nghĩa trang", ông Kwok nói. "Một nơi hiện hữu để chúng tôi có thể viếng thăm, cúng bái và thờ phụng. Nhiều người Hoa rất truyền thống".

Chính quyền Hong Kong lo lắng rằng các chủ nghĩa trang tư nhân đang trục lợi từ mong ước của các gia đình phải tìm chỗ an nghỉ cho người thân họ bằng mọi giá. Năm 2017, Chỉ thị về Nghĩa trang Tư nhân được ban hành, buộc các chủ nghĩa trang phải xin lại giấy phép và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, cho đến nay chính quyền chưa cấp những giấy phép này.

"Trong trường hợp chỉ một số nghĩa trang tư nhân có thể đáp ứng được yêu cầu xin giấy phép, tôi tin rằng giá cả sẽ tăng nữa bởi vì đây là một thị trường tự do", ông Kwok nói. "Chúng tôi dự đoán giá sẽ tăng thêm 30% khi các nghĩa trang tư nhân được cấp phép".

Hãng tư vấn thiết kế Bread Studio đề xuất biến một đường hầm xuyên biển trở thành nghĩa trang dưới nước với không gian đủ chứa 370.000 bình tro cốt. Ảnh: báo nước ngoài

Betsy Ma, giám đốc kinh doanh tại Dịch vụ Tang lễ Sage, ước tính rằng hiện có khoảng 200.000 bình tro cốt tại Hong Kong đang thiếu nơi đặt. Nhiều bình hiện được đặt tạm ở các nhà tang lễ với mức phí 38 USD - 100 USD.

Giải pháp khắc phục đất chật người đông

Để khắc phục tình trạng đất chật người đông, nhiều kiến trúc sư Hong Kong bắt tay vào tìm giải pháp. Năm 2012, hãng tư vấn thiết kế Bread Studio đề xuất biến một đường hầm xuyên biển trở thành nghĩa trang dưới nước với không gian đủ chứa 370.000 bình tro cốt.

Nhưng việc nghiên cứu khả thi đang diễn ra chậm chạp và các kiến trúc sư phải chờ quyết định từ khách hàng và các nhà tư vấn khác. Một đề xuất tương tự vào năm 2016 kêu gọi các nhà đầu tư biến một du thuyền thành một nghĩa trang nổi với nhà hàng, khách sạn và không gian cho 48.000 bình tro cốt

Trong khi đó, Sở Vệ sinh Thực phẩm và Môi trường Hong Kong đã dành 10 năm qua để khuyến khích việc "an táng xanh", rải tro cốt ở vườn hoặc trên biển. Tuy nhiên, không dễ thuyết phục người dân từ bỏ niềm tin truyền thống. Năm ngoái chỉ có 15% đám tang ở Hong Kong thực hiện theo hình thức này.

"Chuyện này khiến tôi phát điên", Stephanie Fung, 51 tuổi, một nhân viên văn phòng có cha qua đời hai năm trước, hiện vẫn chờ một chỗ đặt bình tro cốt của người cha quá cố tại nghĩa trang công. "Bố tôi không muốn tro cốt ông bị rải khắp nơi. Chúng tôi đã giữ tro cốt của bố tại nhà tang lễ hơn một năm qua. Tôi không thích cảm giác tiến thoái lưỡng nan này. Như thế là bất kính với ông. Tôi sẽ không được thanh thản cho đến khi ông ấy có một chỗ trong nghĩa trang".

Một số người không muốn chờ đợi nên đã sang tỉnh Quảng Đông để tìm một nơi an táng cho người thân. Giá đất chôn cất ở đây đã tăng 10 lần trong 10 năm qua lên gần 30.000 USD còn giá một chỗ đặt tro cốt là 15.000 USD. Còn ở Macau, cách Hong Kong một giờ đi phà, giá một khoảnh đất chôn cất có thể lên tới gần 130.000 USD.

Trong khi đó, chính quyền Hong Kong cũng đang gấp rút hoàn thiện ba dự án nghĩa trang công, với sức chứa 208.000 hũ tro. Dự kiến công trình này sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Các ô đặt bình sẽ được phân chia thông qua máy tính lựa chọn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, về dài hạn, đây không phải là một phương án bền vững.

"Sớm thôi người dân Hong Kong sẽ chỉ có lựa chọn là an táng xanh và để tro cốt ở nhà", ông Kwok nói. "Người ta sẽ không còn lựa chọn nào nữa. Thực tế là Hong Kong đang hết đất, dù là đất cho người chết".

Trong vòng 14 năm, năm 2017 giá nhà ở Hong Kong đã tăng gần 400%. Theo số liệu của Demographia, khi so sánh giữa thu nhập và giá trung bình trên thị trường bất động sản, giá nhà Hong Kong đắt đỏ hơn nhiều so với các thành phố như Sydney, London và San Francisco.

Người nghèo Hong Kong sống trong những "căn hộ quan tài" hay "nhà lồng" với diện tích vỏn vẹn vài mét vuông. Một căn hộ siêu nhỏ có diện tích 12 m2 có giá lên tới hơn 400.000 USD.

Trong khi đó, hầu hết các tỷ phú giàu nhất Hong Kong lại tích lũy của cải nhờ kinh doanh bất động sản. Lợi nhuận của tập đoàn bất động sản Cheung Kong Property thuộc sở hữu của tài phiệt Li Ka-shing đạt 2,3 tỷ USD vào năm ngoái. Trong khi đó, công ty Henderson Land Development của tỷ phú Lee Shau Kee, người giàu thứ hai ở Hong Kong, ghi nhận lợi nhuận 1,8 tỷ USD.

Tổng tài sản mà 10 người giàu nhất Hong Kong đang nắm giữ tương đương với 47% GDP của đặc khu hành chính này, theo Bloomberg Billionaires Index.

Phương Thanh (tổng hợp)

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/nhip-song-hom-nay/chuyen-di-cu-nguoi-chet-o-noi-dat-mo-co-gia-600-ngan-usdngoi-453459.html