Chuỗi cung ứng từ Trung Quốc - tan vỡ vì COVID-19

Nhiều doanh nghiệp chuỗi cung ứng toàn cầu có nhà máy tại Trung Quốc đang lo ngại dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất bị đình trệ.

Với việc chuỗi cung ứng của Trung Quốc hiện đang bị gián đoạn bởi sự bùng phát của dịch COVID-19, thì làn sóng các công ty đa quốc gia đang chuyển bộ phận sản xuất ra một nước thứ ba khác, hoặc tìm kiếm nguồn thay thế khác đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Mặc dù trước mắt đây được xem là những điểm dừng tạm thời, chờ cho dịch bệnh được khống chế, sau đó các chuỗi hoạt động sẽ trở lại bình thường tại Đại lục. Tuy nhiên không ai có thể khẳng định rằng liệu phương án di dời này là tạm thời, hay sẽ là một làn sóng tháo chạy khỏi dịch bệnh tương tự như làn sóng tháo chạy khỏi chiến tranh thương mại vài tháng trước?

Một số chuyên gia dự đoán một bước ngoặt có thể xảy ra đối với bối cảnh sản xuất của toàn châu Á nếu các công ty lựa chọn không quay lại Trung Quốc!

Nhà sản xuất thiết bị xây dựng Komatsu - nơi cung cấp linh kiện từ các nhà máy của chính họ và các đối tác bên ngoài ở Trung Quốc, đang chuyển sản xuất các bộ phận kim loại được sử dụng trong thân xe cũng như dây an toàn sang Nhật Bản và Việt Nam.

Công ty Daikin Industries của Nhật Bản - vốn đặt nhà máy lắp ráp điều hòa nhiệt độ tại tâm dịch Vũ Hán, hiện đang xem xét việc chuyển nhà máy tại đây đến Malaysia hoặc một quốc gia thứ ba khác tại khu vực ASEAN. Công ty Daikin đã mở lại một phần các nhà máy ở Tô Châu và Thượng Hải vào thứ Hai tuần trước (10/2) sau kỳ nghỉ Tết kéo dài một cách không mong muốn.

Giám đốc điều hành của nhà máy Daikin tại Vũ Hán cho biết, “nếu dịch bệnh tại Vũ Hán tiếp tục kéo dài, chúng tôi sẽ phải giảm thiểu tác động đến hoạt động của chúng tôi". Các thành phần chính như máy nén khí có thể được sản xuất tại Nhật Bản hoặc Thái Lan, vị giám đốc điều hành này cho biết thêm.

Tương tự như Daikin, nhà sản xuất đồ thể thao Asics mong muốn chuyển các cơ sở gia công sản xuất tại Vũ Hán sang Việt Nam và Indonesia.

Trong khi các động thái của các công ty đa quốc gia này được cho chỉ là tạm thời, các chuyên gia lại cho rằng làn sóng này có thể kích hoạt một sự thay đổi cơ bản về chuỗi cung ứng tại toàn châu Á.

Chuyên gia Edward Alden tại Hội đồng cao cấp về quan hệ đối ngoại và thương mại của Mỹ nhận định: "Đã có thể sẽ là một lời giải đối với những áp lực rất lớn đối mà nhiều công ty trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải chịu khi mà tiền lương cũng như chi phí sản xuất tại Trung Quốc thời gian qua đã tăng đáng kể”.

Vị chuyên gia này cho rằng vì thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đã không thể loại bỏ hầu hết các mức thuế, các công ty đã phải kết luận rằng "chi phí tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc đối với các sản phẩm có liên quan đến Mỹ đã trở nên cao hơn rất nhiều".

Và với sự giám sát ngày càng tăng của Mỹ đối với hoạt động công nghệ tại Trung Quốc, cộng với cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19, "tôi không nghi ngờ gì điều này sẽ đẩy nhanh nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc", ông Alden dự đoán.

Trong khi đó, Dan Alpert, một đối tác quản lý tại ngân hàng đầu tư Westwood Capital có trụ sở tại New York, dự đoán rằng chính phủ Trung Quốc đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI trong quý hai để giúp ổn định lại vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Trung Quốc có rất nhiều việc phải làm," Alpert nói, và "họ cần các nhà máy của mình đạt công suất cao nhất" để bù đắp thu nhập bị mất từ việc đóng cửa do dịch bệnh gây ra vào quý 1.

Điều này, ông Alpert dự đoán có thể là một động lực cho các công ty đa quốc gia đã tạm thời chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sẽ cân nhắc quay trở lại. "Vào cuối ngày, điều duy nhất quan trọng đối với các công ty đa quốc gia là chi phí nhập khẩu trong nước, liên quan đến chi phí vận chuyển, tiền tệ và chi phí nhập cảnh, ông này nói.

Câu hỏi đặt ra là liệu việc này có khả năng gia tăng trong chính quyền của Tổng thống Trump về việc một lần nữa gán cho Trung Quốc một công cụ thao túng tiền tệ hay không?

Hoạt động kinh doanh đã diễn ra trên phần lớn lãnh thổ Trung Quốc vào ngày 10/2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài bất đắc dĩ. Nhưng ngay cả ở thời điểm hiện tại, nhiều công ty cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, mới chỉ có khoảng 30% trong số 183 nhà máy lắp ráp ô tô của quốc gia quay trở lại hoạt động vào thứ Tư vừa qua.

Và tại tỉnh Hồ Bắc, nơi tập trung khoảng 80% trường hợp mắc virus COVID-19 tại Trung Quốc đại lục, liệu các công ty có thể mở cửa trở lại vào ngày 21 tháng 2 như dự kiến hay không? Tỉnh Hồ Bắc vốn được xem là một trung tâm cho các ngành công nghiệp bao gồm ô tô, thép và chất bán dẫn, và việc ngừng hoạt động kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Meiko Electronics, nhà sản xuất bảng mạch ô tô, có trung tâm sản xuất lớn nhất tại Vũ Hán đã tạm dừng hoạt động đến ngày 20/2. Trong khi đó công ty Nhật Bản đang cân nhắc di dời các nhà máy sản xuất các bộ phận không nhất thiết yêu cầu có giấy chứng nhận, hoặc có thể được cấp giấy chứng nhận trực tuyến, sang một số thành phố hay quốc gia khác, chẳng hạn như Quảng Châu, Nhật Bản hoặc Việt Nam.

Đối với các sản phẩm chỉ có thể được sản xuất tại nhà máy Vũ Hán, công ty đã yêu cầu khách hàng tìm nhà cung cấp khác trong thời gian chờ đợi khôi phục sản xuất tại Vũ Hán.

Một cuộc khảo sát trong tuần này của Câu lạc bộ Thương mại & Công nghiệp Nhật Bản tại Thượng Hải cho thấy vụ dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của 54% các công ty. Nhưng chỉ 23% cho biết họ có kế hoạch sản xuất hoặc mua sắm thay thế trong trường hợp Trung Quốc ngừng hoạt động kéo dài.

An Chi

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/chuoi-cung-ung-tu-trung-quoc-tan-vo-vi-covid-19-166819.html