'Chúng tôi đang chờ lệnh'-Quân đội NATO áp sát biên giới Nga

Liên minh quân sự NATO đã tổ chức một cuộc hội đàm tại Brussels giữa những bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên.

Tại cuộc họp, chiến lược của khối quân sự đến năm 2030 được thảo luận, bản chất chính là cuộc đối đầu với Nga. Liên minh về cơ bản đã trở lại những điều cơ bản.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken thay vì thăm châu Âu đã bắt đầu chuyến công du từ Viễn Đông. Ông đã đến Hàn Quốc và Nhật Bản, vì Trung Quốc hiện là ưu tiên chính của Mỹ. Về vấn đề này, chính quyền Biden đã cử người đến các sự kiện để điều phối an ninh, hành động và kế hoạch của Hoa Kỳ với đồng minh châu Âu.

Đầu tiên trong số này là hội nghị trực tuyến hồi tháng 2 của các bộ trưởng quốc phòng NATO, trong đó người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin đã tham gia. Bây giờ nhóm công tác của Tổng thống Biden đang tham gia cuộc họp ở Brussels.

Trước đây đối với Mỹ, mối đe dọa chính là chủ nghĩa khủng bố quốc tế, và Liên bang Nga được công nhận là đối tác chiến lược của NATO. Nhưng ngày đó đã qua lâu. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, tại cuộc gặp với ông Anthony Blinken trước khi bắt đầu cuộc họp ở Brussels đã liệt kê những "vấn đề toàn cầu" mà đồng minh sẽ phải giải quyết.

Nga là nhà vô địch về số lượt đề cập trong bài phát biểu khai mạc chào mừng. Vấn đề cuối cùng là tác động của khí hậu nóng lên toàn cầu "đối với an ninh".

Binh sĩ NATO hiện diện ngày càng nhiều sát biên giới Nga

Binh sĩ NATO hiện diện ngày càng nhiều sát biên giới Nga

Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken không giấu giếm ý định chuyển chủ đề đối đầu với Liên bang Nga từ bình diện lý thuyết sang thực tế. Điều này có nghĩa là các nước EU liên quan đến dự án Nord Stream 2 buộc phải rời bỏ ngay lập tức. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Về vấn đề này, ông Blinken nhắc lại rằng dự án có hại cho châu Âu và Hoa Kỳ và “mâu thuẫn với mục tiêu của chính EU trong lĩnh vực an ninh năng lượng. Điều này có thể làm suy yếu lợi ích của Ukraine, Ba Lan và một số đối tác hoặc đồng minh thân thiết khác của chúng tôi".

Hơn nữa vấn đề tài trợ của NATO - điều mà cựu Tổng thống Donald Trump khiến mọi người bận tâm, vẫn chưa được đề cập đến.

Theo Politico, trước cuộc gặp tại Brussels, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói với ông Jens Stoltenberg qua điện thoại rằng London sẽ tăng chi tiêu quốc phòng trên mục tiêu của NATO là 2% GDP. Điều này sẽ được thực hiện thông qua một đợt tái vũ trang quy mô lớn của quân đội.

Một câu chuyện khác là bài phát biểu của ông Stoltenberg về việc Gruzia và Ukraine "củng cố nghiêm túc" với Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

“Chúng tôi đang thực hiện một đợt tăng cường nghiêm túc. Chúng tôi đã triển khai các nhóm chiến đấu ở phía Đông và đang tiến hành thêm những cuộc tập trận. Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác như Gruzia và Ukraine. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng tới bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào của NATO”, ông Stoltenbeng tổng kết.

Nếu chúng ta chuyển tất cả những điều này thành thực tế được phương Tây yêu thích, thì NATO đang triển khai các nhóm tác chiến gần biên giới với Nga. "Họ đang chờ một mệnh lệnh", các chuyên gia quân sự cảnh báo.

Tuy nhiên báo chí Nga cũng nhắc lại, trong quá khứ, Napoléon cũng hào hứng phát biểu về việc bảo vệ châu Âu khỏi Nga, tập trung quân đội vĩ đại của mình dọc theo biên giới của nó, và bây giờ lịch sử có xu hướng lặp lại.

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/chung-toi-dang-cho-lenh-quan-doi-nato-ap-sat-bien-gioi-nga-3429650/