Chứng khoán Việt Nam 19/6: Tiếp tục đỏ sàn, cổ phiếu nào khiến VN-Index sụt giảm?

Chốt phiên giao dịch sáng nay (19/6), chỉ số VN-Index giảm 26,4 điểm, tương ứng 2,67% xuống chỉ còn 960,94 điểm, trong đó, GAS, VNM, VCB, TCB vẫn duy trì vai trò 'tội đồ' của mình khi giảm rất sâu.

Mở cửa phiên đầu tuần, VN-Index giảm nhẹ và lình xình trên mốc 1.000 điểm. Trong suốt đợt giao dịch sáng, thị trường vẫn khá ảm đạm cả về giá trị và điểm số. Tuy nhiên, tới chiều, thị trường bỗng dưng “sụp đổ”. Trong phần lớn thời gian, VN-Index “bốc hơi” trên 25 điểm. VN-Index dễ dàng đánh mất mốc 1.000 điểm.

Các mã cổ phiếu GAS, VNM, VCB, TCB giảm rất mạnh khi “thổi bay” 92.000 tỷ đồng khỏi tài khoản của nhà đầu tư. Hôm nay, những cổ phiếu lớn này tiếp tục phát huy khả năng “móc túi” cổ đông.

Chốt phiên giao dịch sáng nay (19/6), chỉ số VN-Index giảm 26,4 điểm, tương ứng 2,67% xuống chỉ còn 960,94 điểm, trong đó, GAS, VNM, VCB, TCB vẫn duy trì vai trò “tội đồ” của mình khi giảm rất sâu.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch sáng nay 19/6, chỉ số VN-Index giảm 26,4 điểm, tương ứng 2,67% xuống chỉ còn 960,94 điểm. Cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu hơn khi VN30-Index giảm 26,45 điểm, tương đương 2,73% xuống 943,9 điểm.

Toàn sàn TP.HCM ghi nhận 229 mã giảm giá, 23 mã đứng giá và chỉ có 42 mã tăng giá. Trong nhóm VN30-Index, KDC là mã duy nhất giữ được sắc xanh khi tăng 300 đồng/CP lên 33.400 đồng/CP. 29 mã còn lại đều giảm rất sâu.

Không chỉ giảm mạnh về điểm số mà thanh khoản thị trường cũng là điểm trừ khi tiếp tục duy trì ở mức thấp. Theo đó, giá trị giao dịch trên HoSE chỉ đạt gần 3.700 tỷ đồng, thấp hơn 9% so với mức trung bình 10 phiên gần nhất. Toàn sàn TP.HCM chỉ có gần 111 triệu cổ phiếu, tương đương 2.925 tỷ đồng được giao dịch thành công.

GAS, VNM, VCB, TCB vẫn duy trì vai trò “tội đồ” của mình khi giảm rất sâu. GAS giảm 5.000 đồng/CP xuống 85.000 đồng/CP khiến vốn hóa thị trường của Tổng công ty khí Việt Nam bốc hơi 9.570 tỷ đồng.

Trong khi đó, VNM giảm 3.300 đồng/CP xuống 169.400 đồng/CP. Vốn hóa thị trường Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) đánh rơi 4.790 tỷ đồng.

VCB giảm 2.500 đồng/CP xuống 54.000 đồng/CP. Nhưng tới cuối đợt, đà giảm được kiềm chế, VCB chỉ còn mất 1.000 đồng/CP. Tuy nhiên, đà giảm 1.000 đồng cũng đủ khiến vốn hóa thị trường của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bị “móc túi” 3.598 tỷ đồng.

Sau khi niêm yết, cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giảm mạnh. Dù được bù đắp bằng một vài phiên tăng nhưng TCB chưa bao giờ “lên mặt đất” và vẫn thấp hơn giá chào sàn khoảng 20%.

Ông Đỗ Gia Khánh, một nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu cho biết, nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống của thị trường chứng khoán là do ảnh hưởng từ thế giới.

Thứ nhất, các cuộc đấu khẩu và căng thẳng chính trị - kinh tế giữa hai siêu cường Mỹ - Trung Quốc tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến sự đi xuống của chứng khoán toàn cầu.

"Về lâu dài, việc áp mức thuế cao giữa hai siêu cường Mỹ - Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu. Đây là việc làm không có lợi cho cả đôi bên", ông Khánh nói.

Thứ hai, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất lần 2 trong năm 2018 và theo nhiều dự báo sẽ còn 2 đợt nâng lãi suất nữa trong năm 2018.

Có thể thấy, bán tháo tiếp tục là nguyên nhân nhấn chìm thị trường chứng khoán Việt Nam. Không chỉ nhà đầu tư trong nước, các quỹ ETF nội và nhà đầu tư nước ngoài cũng đẩy mạnh bán ra. Hôm qua, khối ngoại đã bán ra 500 tỷ đồng.

Video: Những tỷ phú trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Việt Vũ

Nguồn VTC: https://vtc.vn/chung-khoan-viet-nam-19-6-tiep-tuc-do-san-co-phieu-nao-khien-vn-index-sut-giam-d407614.html