Chứng khoán ngày 26/3: Có thể tiếp tục có bán tháo

Thị trường chung xuất hiện áp lực bán mạnh từ đầu phiên với tâm lý lo sợ khủng hoảng kinh tế khi các thị trường tài chính bị bán mạnh. Áp lực bán tập trung ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm ngân hàng, dầu khí, chứng khoán và lan tỏa toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày thứ hai (25/3). Tín hiệu lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm khiến nỗi lo suy thoái vẫn còn, mặc dù các nhà phân tích đưa ra một triển vọng lạc quan về tăng trưởng toàn cầu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ hai, chỉ số Dow Jones tăng 14,51 điểm (+0,06%), đóng cửa ở mốc 25.516,83 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 2,35 điểm (-0,08%) và đóng cửa ở mốc 2.789,36 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,10 điểm (-0,12%) và đóng cửa ở mốc 7.316,96 điểm.

Giá dầu WTI giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ hai và đóng cửa ở mốc 58,82 USD/ thùng. Những lo ngại về suy thoái tiếp tục kìm hãm thị trường sau khi động lực tăng vọt của dầu mỏ đến từ việc OPEC cam kết sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Chỉ số VN-Index có thể giảm về vùng 953-960 điểm

 Đồ thị chỉ số VN-Index nguồn Tradingview

Đồ thị chỉ số VN-Index nguồn Tradingview

Thị trường chung xuất hiện áp lực bán mạnh từ đầu phiên với tâm lý lo sợ khủng hoảng kinh tế khi các thị trường tài chính bị bán mạnh. Áp lực bán tập trung ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm ngân hàng, dầu khí, chứng khoán và lan tỏa toàn thị trường.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt giảm mạnh theo đà bán tháo của thị trường, nhiều cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ là: VJC, SAB, MWG, MSN, GAS, FPT và nhóm cổ phiếu họ vincom là VIC, VHM, VRE

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt bị bán mạnh với áp lực bán tập trung ở các mã đầu ngành như: VCB, CTG, BID, MBB, ACB, VPB, TCB, VIB, HDB.

Dòng tiền có xu hướng tìm kiếm các cơ hội đầu cơ ngắn hạn đủ T+ ở các mã cổ phiếu penny như: AGR, OGC, VDS, đặc biệt các mã HAG, VHG, TCG, EVF đồng loạt đóng cửa ở mức giá trần với thanh khoản tăng vọt.

Khối ngoại mua ròng 197 tỷ đồng trên sàn HSX và mua ròng 18,2 tỷ đồng trên sàn HNX. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: CTG (mua ròng 52,88 tỷ đồng), VCB (mua ròng 51,17 tỷ đồng), E1VFVN30 (mua ròng 49 tỷ đồng), HPG (mua ròng 37,73 tỷ đồng), VNM (mua ròng 37,62 tỷ đồng). Ở chiều bán, khối ngoại bán ròng các mã VRE (bán ròng 88,35 tỷ đồng), VJC (bán ròng 30,99 tỷ đồng), NBB (bán ròng 18,33 tỷ đồng), YEG (bán ròng 12,42 tỷ đồng), DXG (bán ròng 11,61 tỷ đồng).

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ hai, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 970,07 điểm, giảm 18,64 điểm (-1,89%), giá trị giao dịch đạt 5 nghìn tỷ đồng với 78 mã tăng giá, 43 mã tham chiếu và 236 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 106,41 điểm, giá trị giao dịch đạt 584,72 tỷ đồng với 57 mã tăng, 47 mã tham chiếu, 121 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 56,77 điểm, giảm 0,45 điểm (-0,79%) với 88 mã tăng, 32 mã tham chiếu và 100 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 347,46 tỷ đồng.

Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index mất xu hướng tăng trong ngắn hạn, các chỉ báo về xung lượng thị trường xác nhận xu hướng giảm. Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn cho chỉ số VN-Index quanh SMA (200) vùng 953-960 điểm.

Đà bán tháo có thể tiếp tục kéo dài khi thị trường xuất hiện tình trạng gọi ký quỹ (margin call) hoặc bán giải chấp (forced selling) khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu mà không xuất hiện lực đỡ.

Thị trường phái sinh

Bảng giá chứng khoán phái sinh

Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm Hợp đồng đáo hạn tháng 4/2019 (VN30F1904) đáo hạn ở mốc 883 điểm, hợp đồng tháng 5/2019 (VN30F1905) đóng cửa ở mốc 887,5 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 879,1 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 876,1 điểm.

Các hợp đồng phái sinh đều bị bán mạnh do áp lực bán tập trung trên toàn thị trường và chưa có dấu hiệu chững lại. Nhà đầu tư có thể mở vị thế bán (go short) để phòng hộ cho danh mục chứng khoán cơ sở.

Nguồn TGTT: https://thegioitiepthi.vn/chung-khoan-ngay-26-3-co-the-tiep-tuc-co-ban-thao-160479.html