Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Hơn 2 năm qua, khi kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Chính sách tài khóa ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19

Chính sách tài khóa là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế của Nhà nước, có ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế cũng như hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này đã được chứng minh trong suốt hơn 2 năm qua, khi kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Mục tiêu phát triển toàn diện “Tài chính nhà nước - Tài chính doanh nghiệp - Tài chính dân cư”

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói trong xã hội; do đó, việc thực hiện nhiều gói hỗ trợ giãn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất là thực sự cần thiết nhằm đảm bảo các mục tiêu của Chính phủ.

Bộ Tài chính là bộ tham mưu, ban hành chính sách, chúng tôi luôn suy nghĩ ban hành các chính sách phải sát thực tiễn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu Tài chính nhà nước - Tài chính doanh nghiệp - Tài chính dân cư cùng phát triển toàn diện, hài hòa và mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việc nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là hết sức đúng đắn. Đây là yếu tố bắt buộc trong quản lý, điều hành nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện có các biến động lớn trong, ngoài nước. Ở góc độ chính sách tài khóa, đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu NSNN khác để giúp doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tiết giảm chi phí, có thêm nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về phía Bộ Tài chính luôn luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Quốc hội, Đảng và Nhà nước có những chính sách sát thực hơn, hiệu quả hơn, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn./.

Trong hơn 1 năm giữ trọng trách là Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng là thời điểm bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và tập thể lãnh đạo Bộ Tài chính cùng toàn thể công chức, viên chức của Ngành đã nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Kiên trì thực hiện thành công "mục tiêu kép" mà Chính phủ đề ra, Bộ Tài chính trong thời gian qua đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Một trong những thành tựu đáng ghi nhận là Bộ Tài chính chủ động điều hành chính sách tài khóa ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo đó, trong bối cảnh chịu tác động của đại dịch Covid -19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do tác động của dịch Covid -19 như thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời hạn nộp đối với một số sắc thuế, khoản thu, với tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn giảm, gia hạn. Nếu như các năm 2020 và 2021 số tiền lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, thì năm 2022, con số này lớn hơn nhiều.

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chính phủ, báo cáo các cấp thẩm quyền, trình Quốc hội phê duyệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP. Các chính sách nêu trên nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, không để lỡ nhịp đà phục hồi của kinh tế thế giới cũng như ổn định kinh tế trong trung và dài hạn.

Trọng tâm giải pháp mà Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đưa ra có 5 lĩnh vực chính: mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó triển khai miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Toàn bộ Chương trình thực hiện trong 2 năm (2022-2023). Chương trình đòi hỏi rất lớn cả về quy mô và thời gian thực hiện.

Chiếm tới 83% tổng gói hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ và phát triển kinh tế- xã hội, giá trị của gói chính sách tài khóa lên đến 291 nghìn tỷ đồng, gồm: miễn, giảm thuế, phí, tiền thu đất khoảng 64 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng (với giá trị hỗ trợ tương đương 6 nghìn tỷ đồng); chi đầu tư phát triển 176 nghìn tỷ đồng (gồm hỗ trợ tín dụng 45 nghìn tỷ đồng, chi đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội 131 nghìn tỷ đồng).

Đồng thời, chi hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động là 6,6 nghìn tỷ đồng và bảo lãnh Chính phủ 38,4 nghìn tỷ đồng để tạo nguồn thực hiện các chính sách tín dụng về hỗ trợ tạo việc làm; mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cho vay đối với học sinh, sinh viên; cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập.

Các chính sách thuế, phí đã hỗ trợ, tạo thêm nguồn lực để doanh nghiệp phát triển. Ảnh: TL.

Nỗ lực vì cộng đồng doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và áp dụng từ ngày 1/2/2022. Chính sách này được ban hành từ rất sớm. Dự kiến, năm 2022 giảm thuế, phí, lệ phí tối đa lên đến 64 nghìn tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Gói kích cầu thực hiện trong 2 năm, đòi hỏi các chương trình, kế hoạch phải thực hiện nhanh, hiệu quả, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; trong đó, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp. Khẳng định thông điệp luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: “Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, để đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp và mong muốn doanh nghiệp tiếp tục thành công, nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Hơn một năm qua, nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc với các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu ngành Tài chính. Qua lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Quốc hội, Đảng và Nhà nước có những chính sách sát thực hơn, hiệu quả hơn, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Tại các cuộc được gặp gỡ, đối thoại với Bộ trưởng Bộ Tài chính, có rất nhiều ý kiến chia sẻ với Bộ Tài chính, bởi trong bối cảnh rất khó khăn hiện nay, thu ngân sách bị ảnh hưởng do doanh nghiệp gặp khó, kinh tế tăng trưởng chậm lại; nhưng Bộ Tài chính đã tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cùng lúc nhiều gói hỗ trợ giãn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đưa ra những việc “cần phải làm ngay” để thực hiện cùng lúc 2 mục tiêu đó mà không “làm khó” Bộ Tài chính trong trong thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

Theo Bộ trưởng, việc nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là hết sức đúng đắn. Đây là yếu tố bắt buộc trong quản lý, điều hành nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện có các biến động lớn trong, ngoài nước. Ở góc độ chính sách tài khóa, đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu NSNN khác để giúp doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tiết giảm chi phí, có thêm nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông đặc biệt nhấn mạnh, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế đã ảnh hưởng đến số thu ngân sách, tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu thu NSNN, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như trong ngắn hạn, thực hiện tăng cường quản lý thu NSNN, chống thất thu, trốn thuế, đặc biệt là nguồn thu từ các hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh tế phát sinh từ nền kinh tế số, nguồn thu từ tài sản, kinh doanh bất động sản.

“Về dài hạn, tiếp tục nghiên cứu, mở rộng cơ sở thuế trên cơ sở rà soát tổng thể hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung các khoản thuế còn chưa phù hợp với thực tiễn; tăng thuế suất đối với các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, tiêu dùng; rà soát, loại bỏ những ưu đãi thuế không còn phù hợp… Khi các gói hỗ trợ tài khóa được áp dụng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp các doanh nghiệp tích lũy vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay./.

Chính sách tài khóa - “Điểm tựa” cho tăng trưởng kinh tế

Thời gian qua, chính sách tài khóa đã đóng góp không nhỏ và có thể khẳng định là “điểm tựa” cho tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế.

Chính vì vậy, Chính phủ đã nhanh chóng trình Quốc hội nhiều giải pháp về tài khóa, tiền tệ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, các chính sách tài khóa được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó quay trở lại có đóng góp vào ngân sách.

Những kết quả tăng trưởng trong quý I/2022 cho thấy, các chính sách đang đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Từ những hỗ trợ quan trọng này đã tạo động lực để doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi. Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I/2021 và 3,66% của quý I/2020. Kết quả trên là sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp./.

Minh Anh

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chinh-sach-tai-khoa-thuc-day-tang-truong-kinh-te-ho-tro-doanh-nghiep-phat-trien-103779.html