Chùm ảnh: Tiêm kích MiG-31, phi cơ Nga từng khiến máy bay Mỹ 'chạy dài'

Trong lúc tập đoàn MiG đang phát triển máy bay MiG-41, một loại máy bay được hứa hẹn có thể bay ngoài không gian, đạt tốc độ siêu thanh và mang vũ khí hiện đại, 'người anh em' đi trước là MiG-31 vẫn sẽ là máy bay đánh chặn chính của Nga.

MiG-31 là máy bay đầu tiên được Nga trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, loại vũ khí mà Moscow có thể đánh bại mọi hệ thống phòng không của Mỹ. Chúng ta hãy cùng xem loại phi cơ này có những khả năng nào.

MiG-31, tên gọi NATO là Foxhound, đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 1975 và thay thế MiG-25 sau đó.

MiG-31, tên gọi NATO là Foxhound, đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 1975 và thay thế MiG-25 sau đó.

Là một máy bay đánh chặn, MiG-31 không được thiết kế để tham gia không chiến mà là nhằm bảo vệ lãnh thổ nước Nga khỏi máy bay ném bom của đối phương. Nó có thể nhanh chóng áp sát và tấn công mục tiêu đã định trước khi rút lui.

Khác với MiG-25, một phụ lái sẽ ngồi đằng sau phi công MiG-31 để vận hành Radar Quét mạng pha Điện tử Bị động Zaslon S-800. Đây là radar có chức năng dò tìm các máy bay ném bom tầm thấp và đã trải qua nhiều lần cải tiến về hoạt động.

Máy bay MiG-31 cần một đoạn đường băng dài khoảng 1.200 m để cất cánh.

MiG-31 có hai động cơ phản lực Tumanski R-15BD-300, giúp nó đạt được độ cao 10.370 m trong vòng 8 phút.

Phiên bản MiG-31BM có một radar Zaslon-M, có tầm hoạt động rộng hơn radar Zaslon thường. Gần đây, MiG-31 đã được dùng để thử nghiệm tên lửa Kh-47M2 Kinzhal. Đây là một loại tên lửa được cho là có thể đạt tốc độ Mach 10, có tầm bắn gần 2.000 km và không thể bị phát hiện bởi các hệ thống phòng không hiện nay.

Mig-31 cũng có thể đạt độ cao gần 20.000 m đến 20.500 m trong vòng gần 9 phút.

Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa Mach 3 và khi bay ở tầm thấp có thể bay ở tốc độ Mach 1,23.

Đây là lý do vì sao nó được mệnh danh là “Quái thú Mach 3”.

Đã có nhiều nguồn tin nói rằng MiG-31 từng đánh đuổi các máy bay SR-71 của Mỹ, một loại máy bay do thám siêu thanh hàng đầu của Mỹ.

Vũ khí chính của MiG-31 là tên lửa tầm xa R-33, có thể ngắm bắn vào 4 mục tiêu cùng lúc.

MiG-31DZ là phiên bản đầu tiên trong dòng máy bay MiG-31 có thể được tiếp nhiên liệu trên không.

MiG-31 cần đường băng dài tối thiểu 800 m để hạ cánh an toàn.

Hiện tại Nga đang có khoảng 252 máy bay MiG-31 các loại và họ đang có kế hoạch chế tạo 100 phi cơ MiG-31BM và MiG-31BSM trước năm 2020.

Mặc dù nhà sản xuất có ý định phát triển máy bay để thay thế MiG-31 trong tương lai, song phi cơ này sẽ còn tiếp tục hoạt động ít nhất là cho đến năm 2030.

Anh Tuấn (lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/chum-anh-tiem-kich-mig31-phi-co-nga-tung-khien-may-bay-my-chay-dai-post284633.info