Chùm ảnh: Người Mông chơi Tết ở Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là một thị trấn thuộc tỉnh Yên Bái, ở đây 90% dân số là người Mông. Họ dựng nhà ở sườn núi, nơi có độ cao từ 800 đến 1.700 mét so với mặt nước biển. Mỗi khi Tết đến Xuân về, họ xuống thị trấn tham gia các trò chơi dân gian mang đậm nét đặc trưng của cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

Khi hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng là lúc người Mông ở Mù Cang Chải chuẩn bị đón Tết. Từ mùng 1 đến mùng 3, người Mông tổ chức thăm hỏi, chúc Tết họ hàng, người thân và bạn bè. Sau đó, họ tổ chức vui chơi Tết. Đàn ông và phụ nữ Mông biểu diễn những điệu múa khèn. Phụ nữ Mông mặc trang phục truyền thống tự thêu của họ.

Khi hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng là lúc người Mông ở Mù Cang Chải chuẩn bị đón Tết. Từ mùng 1 đến mùng 3, người Mông tổ chức thăm hỏi, chúc Tết họ hàng, người thân và bạn bè. Sau đó, họ tổ chức vui chơi Tết. Đàn ông và phụ nữ Mông biểu diễn những điệu múa khèn. Phụ nữ Mông mặc trang phục truyền thống tự thêu của họ.

Đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống của người dân tộc thiểu số. Luật chơi là bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy gậy thường diễn ra trong 2-3 hiệp.

Trò chơi kéo co luôn được đông người tham gia và cổ vũ.

Một trò chơi khác của người Mông cũng rất thú vị trong mỗi độ Tết đến xuân về là đi cà kheo. Đây là trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấy được thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khỏe tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay.

Các em học sinh trường nội trú rất thích trò chơi đi cà kheo.

Trò chơi đua xe gỗ của trẻ em người Mông.

Trong ngày Tết, ngoài rượu, thịt, thì bánh dày là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình người Mông. Các nguyên liệu chính để làm bánh dày gồm: Gạo nếp, hạt vừng, lá xôi, lá chuối hoặc lá dong dùng gói bánh. Để chuẩn bị làm bánh dày, gạo nếp phải được ngâm kỹ từ đêm hôm trước. Muốn có được những chiếc bánh dày dẻo, mịn thì xôi cũng phải chín kĩ và bánh phải được giã khi xôi còn nóng hổi. Bánh dày người Mông thường được giã bằng những chiếc chày gỗ trong máng gỗ.

Khi đồ xôi làm bánh, lửa phải to và đều.

Bánh dày người Mông vừa là biểu tượng của no ấm, vừa là hương vị riêng của đồng bào Mông nơi vùng cao Tây Bắc.

CTV Khang Mào

Nguồn Chính Phủ: http://baochinhphu.vn/van-hoa/chum-anh-nguoi-mong-choi-tet-o-mu-cang-chai/422901.vgp