Kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các sai phạm về thẩm định giá

Không thể phủ nhận những lợi ích của dịch vụ thẩm định giá trong việc góp phần tiết kiệm chi tiêu đầu tư mua sắm tài sản, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra sai phạm của một số thẩm định viên về giá. Do đó Bộ Tài chính đã sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP, nhằm kiểm soát chặt và tiếp tục chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực này.

Kiểm soát chặt cả điều kiện kinh doanh và hành nghề

Sau 8 tháng thực hiện Nghị định số 12/2021/NĐ-CP (Nghị định số 12) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá (TĐG), công tác quản lý đối với doanh nghiệp (DN) TĐG và thẩm định viên về giá đã được tăng cường theo chiều hướng kiểm soát chặt chẽ hơn, cả về việc cấp mới cho DN cũng như chấn chỉnh hoạt động của các thẩm định viên.

Nghị định số 12 được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TĐG đối với DN TĐG và thẩm định viên về giá. Ngoài ra, quy định bổ sung các chế tài và điều kiện đủ mạnh nhằm siết chặt quản lý, chấn chỉnh hoạt động TĐG của các DN TĐG và thẩm định viên; bảo đảm hệ thống pháp luật về TĐG đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Lĩnh vực đất đai là một trong những lĩnh vực còn nhiều bất cập trong thẩm định giá.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), qua thời gian thực hiện, bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra, nhất là trong việc quản lý chặt hoạt động cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các DNTĐG, quản lý điều kiện hành nghề đối với các thẩm định viên về giá tại DNTĐG. Theo đó, cơ quan quản lý đã kiểm soát chặt việc cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ TĐG. Bộ Tài chính (cụ thể là Cục Quản lý giá) đã thực hiện cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ TĐG cho các DN kể từ ngày 25/9/2015. Tổng kết cho thấy trong các năm qua, số lượng các DN TĐG được cấp mới tăng nhanh, nhất là năm 2016 tăng 42 DN, năm 2017 tăng 45 DN, năm 2020 tăng 98 DN, năm 2021 tăng 21 DN.

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý giá, từ khi quy định về cấp mới có hiệu lực theo Nghị định số 12, số lượng DN TĐG cấp mới đã giảm đáng kể (tỷ lệ giảm 88% so với cùng kỳ 2020). Cụ thể 8 tháng kể từ khi Nghị định số 12 có hiệu lực, chỉ có 8 DN được cấp mới. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 430 DN được cấp mã hành nghề TĐG được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ TĐG (thực tế trong năm 2021 có 364 DN hoạt động).

Rà soát, chấn chỉnh hoạt động hành nghề

Nghị định số 12 qua thời gian thực hiện cho thấy đã góp phần kiểm soát chặt hoạt động của các DN thẩm định và việc hành nghề của các thẩm định viên về giá tại các DN. Năm 2021, Bộ Tài chính đã thực hiện đình chỉ hoạt động 6 DN (năm 2019 đình chỉ 12 DN, năm 2020 đình chỉ 3 DN) và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh TĐG của 20 DN (năm 2019 thu hồi 16 DN, năm 2020 thu hồi 18 DN).

Đình chỉ hoạt động 6 doanh nghiệp thẩm định giá

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu tổng giám đốc/giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá kịp thời chấn chỉnh hoạt động nghề và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thẩm định giá, sau khi có thông tin về một số sai phạm trong hoạt động thẩm định giá, trong đó đã có thẩm định viên bị các cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2021, Bộ Tài chính đã thực hiện đình chỉ hoạt động 6 doanh nghiệp (DN) (năm 2019 đình chỉ 12 DN, năm 2020 đình chỉ 3 DN) và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh TĐG của 20 DN.

Đình chỉ hoạt động 6 doanh nghiệp thẩm định giá

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu tổng giám đốc/giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá kịp thời chấn chỉnh hoạt động nghề và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thẩm định giá, sau khi có thông tin về một số sai phạm trong hoạt động thẩm định giá, trong đó đã có thẩm định viên bị các cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2021, Bộ Tài chính đã thực hiện đình chỉ hoạt động 6 doanh nghiệp (DN) (năm 2019 đình chỉ 12 DN, năm 2020 đình chỉ 3 DN) và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh TĐG của 20 DN.

Theo Cục Quản lý giá, qua rà soát điều kiện hoạt động của các DN TĐG cho năm 2022 tại quy định Nghị định số 12, kết quả chỉ có 279 DN TĐG đủ điều kiện hoạt động từ ngày 1/1/2022 so với tổng số 364 DN hoạt động trong năm 2021 (chiếm tỷ lệ 77%, giảm 23% DN). Kết quả này cũng chỉ bằng 84% so với số DN TĐG đủ điều kiện hoạt động được công bố vào đầu năm 2021 (có 333 DN TĐG đủ điều kiện hoạt động từ ngày 1/1/2021).

Qua rà soát điều kiện hành nghề của các thẩm định viên về giá tại các DN TĐG cho năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 12, kết quả chỉ có 1.460 thẩm định viên về giá được phép hành nghề kể từ ngày 1/1/2022 trên tổng số 1.828 thẩm định viên hành nghề trong năm 2021 (chiếm tỷ lệ 80%, giảm 21% thẩm định viên về giá hành nghề). Kết quả này chỉ bằng 85% so với số thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề được công bố vào đầu năm 2021 (có 1.722 thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề từ ngày 1/1/2021).

Mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu tổng giám đốc/giám đốc các DN TĐG, thẩm định viên về giá hành nghề kịp thời chấn chỉnh hoạt động nghề và thực hiện đúng quy định của pháp luật về TĐG, sau khi có thông tin về một số sai phạm trong hoạt động TĐG, trong đó đã có thẩm định viên về giá hành nghề bị các cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, các sai phạm thời gian qua đều xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan, đó là do hệ thống pháp luật đôi khi còn chồng chéo, chưa đồng bộ. Thông tin về thị trường tài sản, hàng hóa, dịch vụ còn hạn chế, ít công khai và minh bạch. Khách hàng TĐG cung cấp thông tin về tài sản TĐG chưa trung thực và đầy đủ. Việc thực hiện đấu thầu/đấu giá có nhiều quy định còn thiếu tính minh bạch, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Về chủ quan, chủ yếu do việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp TĐG, nhất là tình trạng móc ngoặc, thông đồng với khách hàng TĐG là chủ đầu tư để làm sai lệch kết quả TĐG; cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, các sai phạm trên rất cần các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời để làm cho hoạt động nghề TĐG được lành mạnh hơn.

Thời gian tới, Cục Quản lý giá tiếp tục theo dõi, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 12. Ngoài ra, năm 2022 Cục Quản lý giá tiếp tục triển khai cập nhật kiến thức cho các thẩm định viên về giá hành nghề.

Sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn hoạt động thẩm định giá

Việc áp dụng quy định mới tại Nghị định số 12 góp phần thực hiện yêu cầu về siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động TĐG, hướng tới nâng cao chất lượng trong bối cảnh điều kiện kinh doanh dịch vụ TĐG hiện được đánh giá là còn quá mở dẫn đến số lượng các DNTĐG phát triển nóng vượt quá định hướng phát triển nghề giai đoạn 2013 - 2020.

Mặt khác, nhằm khắc phục tình trạng một số cá nhân là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của DN TĐG do làm ăn yếu kém, chất lượng dịch vụ TĐG thấp hoặc bị khiếu nại, tố cáo, đã giải thể DN cũ để trốn tránh trách nhiệm và ngay sau đó thành lập DN mới thì Nghị định số 12 đã quy định thời gian tối thiểu để được tiếp tục là người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của DNTĐG khác.

Trên thực tế, hoạt động nghề TĐG thường xuyên được củng cố trên các phương diện, nhất là khi Luật Giá được ban hành năm 2012. Thông qua hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật về TĐG được thực hiện hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước luôn kịp thời có văn bản chấn chỉnh đối với các DN TĐG thực hiện nghiệp vụ của mình; xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TĐG và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

Ngoài các biện pháp nêu trên, hằng năm Bộ Tài chính thường xuyên tổ chức hội nghị thường niên giám đốc các DN TĐG nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và phổ biến những quy định mới; đẩy mạnh triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, hỗ trợ nghề TĐG có nguồn thông tin tham khảo tin cậy và có hệ thống, nâng cao chất lượng TĐG.

Thời gian tới, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cơ quan quản lý tiếp tục tăng cường các biện pháp có tính dài hạn nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh dịch vụ TĐG và hành nghề TĐG của các DN. Hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu sửa đổi Luật Giá, tiếp tục củng cố, kiện toàn hoạt động TĐG. Cụ thể, cơ quan quản lý hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ TĐG. Đồng thời, Bộ Tài chính chú trọng xây dựng nội dung cập nhật kiến thức cho thẩm định viên về giá, đặc biệt tiếp tục các nội dung cập nhật nhằm nâng cao đạo đức hành nghề TĐG; củng cố và hoàn thiện việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá làm cơ sở tham chiếu khi thực hiện định giá, cũng như TĐG.

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/kip-thoi-chan-chinh-ngan-chan-cac-sai-pham-ve-tham-dinh-gia-99197.html